[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc "thanh trừng" ở Lầu Năm Góc của Tổng thống Trump?

ANTD.VN -  Đảng Dân chủ và các đồng minh của họ lo ngại rằng việc Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa sa thải các quan chức cấp cao nhất của Lầu Năm Góc có thể là sự chuẩn bị cho một “cuộc đảo chính”. Nhưng giới phân tích thấy rằng, khả năng cao hơn cả là hoàn thành ý nguyện của ông Trump về việc rút quân khỏi Afghanistan.

[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Ngoài Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, người mà ông Trump tuyên bố “chấm dứt hợp đồng” hôm 10-11, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng Jennifer Stewart, quyền giám đốc chính sách James Anderson và Thứ trưởng tình báo Joseph Kernan cũng đồng loạt bị sa thải
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Thay thế họ là những nhân vật nổi tiếng như: Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC) về chống khủng bố Christopher Miller, cựu trợ lý NSC Kash Patel, Tướng Anthony Tata, và một cựu trợ lý khác của NSC Ezra Cohen-Watnick.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Theo hãng tin Nga RT, việc thay đổi nhân sự hàng đầu ở Lầu Năm góc cho thấy Tổng thống Trump có khả năng hành động bất chấp đối với những người có tư tưởng chống đối và thay thế bằng những người trung thành với ông.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Điều này khiến các đảng viên Dân chủ và phe tân bảo thủ cảnh báo rằng một “cuộc đảo chính” có thể đang diễn ra nhằm chống lại Joe Biden, người đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3-11.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Cuộc “đổi chủ” ở Lầu Năm Góc “báo hiệu một kế hoạch bí mật của Nhà Trắng trong việc sử dụng quân đội Mỹ để hỗ trợ cho một động lực bất hợp pháp của ông Trump”, Giáo sư Michael Klare, cây bút về quốc phòng của tạp chí The Nation (New York) cảnh báo.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Tuy nhiên, việc bổ nhiệm Đại tá Lục quân đã nghỉ hưu Douglas Macgregor làm cố vấn cấp cao cho ông Christopher Miller hôm 11-11 lại đi theo một hướng hoàn toàn khác.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Tuyên bố của Lầu Năm Góc lưu ý rằng, ông Macgregor sẽ sử dụng kinh nghiệm quân sự trong nhiều thập kỷ để hỗ trợ việc tiếp tục thực hiện các ưu tiên an ninh quốc gia của Tổng thống
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Thực tế, ông Macgregor nổi tiếng với việc ủng hộ việc Mỹ rút quân nhanh chóng khỏi Afghanistan. Bản thân Tổng thống Trump vào tháng trước đã nói rằng ông muốn thấy điều đó vào Giáng sinh năm nay, trước mốc năm 2021 như trong thỏa thuận hòa bình với Taliban
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
The Intercept dẫn lời một quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho rằng, cuộc thanh trừng ở Lầu Năm Góc là nhằm vượt qua sự phản kháng của các quan chức sự nghiệp và tổ hợp công nghiệp-quân sự đối với các chính sách của Trump.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
“Tổng thống đang giành lại quyền kiểm soát Bộ Quốc phòng. Đó là sự tái sinh trong chính sách đối ngoại của ông Trump. Điều này đang xảy ra bởi vì Tổng thống cảm thấy rằng chủ nghĩa tân bảo thủ đã thất bại”, quan chức này nói
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Ông Trump trong chiến dịch vận động tranh cử vào năm 2016 đã nói về việc chấm dứt các cuộc chiến tranh bất tận ở Trung Đông. Tuy nhiên, ông lại bị Lầu Năm Góc thuyết phục để ném bom vào Afghanistan và phóng tên lửa vào Syria.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Sau đó, việc Tổng thống Mỹ đẩy mạnh rút quân khỏi Syria, Afghanistan và Iraq vấp phải sự kháng cự từ Lầu Năm Góc.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Nhưng cuối cùng, hầu hết quân đội Mỹ đã rút khỏi Syria tháng 10-2019. Một số binh sĩ cũng đã được rút khỏi Iraq trong năm nay vì đại dịch Covid-19. Hiệp ước hòa bình với Taliban được ký vào tháng 2-2020 sau gần 20 năm chiến tranh đã xác định rõ mục tiêu rút quân.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Cho dù kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 như thế nào, không thể phủ nhận ông Trump trong nhiệm kỳ vừa qua đã thực hiện lời hứa bầu cử của mình. Các hoạt động sôi nổi hiện nay tại Lầu Năm góc dường như hướng tới việc rút quân khỏi Trung Đông, thay vì một “cuộc đảo chính”
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Và quan trọng, chính ông Joe Biden là người đầu tiên đưa ra khái niệm sử dụng quân đội để đưa ông Trump khỏi Nhà Trắng nếu ông thua cuộc nhưng không chấp nhận.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
Điều này được tiết lộ hồi tháng 6-2020, rất lâu trước cuộc bầu cử và những tranh cãi hậu bầu cử. Vào thời điểm đó, không ai biết điều gì khiến ông Biden “tiên đoán” như vậy, giới truyền thông cũng không hỏi trực tiếp.
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc
[Ảnh] Điều gì đằng sau cuộc