[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng

ANTD.VN - Ngày 5-5 âm lịch hàng năm được coi là ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày diệt sâu bọ đã trở thành nét đẹp in đậm trong văn hoá truyền thống Việt Nam. Và ở mỗi vùng miền, Tết Đoan Ngọ lại mang một hình thái khác nhau.
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Người miền Bắc thường cúng Tết Đoan Ngọ với cơm rượu nếp cái hoa vàng. Trái cây thường có mận, vải, đào, xoài, dưa hấu… Ngoài ra món bánh tro (bánh gio) cũng là lễ vật đặc trưng ở miền Bắc.
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, khi thức dậy vào ngày tết Đoan Ngọ mỗi thành viên trong gia đình đều sẽ ăn trái cây trước bữa sáng. Bởi theo quan niệm, ăn như vậy sẽ có lợi cho đường ruột, giúp xua đuổi sâu bọ và tạo hi vọng cho một mùa màng mới tốt đẹp hơn. Người dân miền Bắc thường ăn quả mận trong ngày này vì nó có vị chua thanh sẽ giúp loại bỏ được "sâu bọ" trong cơ thể.
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Hiện nay nhiều làng quê Việt Nam vẫn còn giữ nếp xưa, rất coi trọng ngày lễ này. Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ ngày "diệt sâu bọ” là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân. Dù vậy, năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19, mọi người cần tuân thủ quy định địa phương về phòng chống virus SARS- CoV-2
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Bánh tro trong "ngày giết sâu bọ" là một trong số món ăn truyền thống thường có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân Việt (ở cả hai miền Bắc, Nam).
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Người miền Trung thường cúng Tết Đoan Ngọ bằng cơm rượu nếp trắng, được đóng thành khối chứ không rời như miền Bắc. Ngoài ra, thịt vịt là lễ vật rất đặc trưng trong mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của miền Trung. Lý do là bởi thịt vịt có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, giải nhiệt cơ thể nên thường được chọn sử dụng vào ngày này.
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Chè kê cũng không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Tết Đoan Ngọ ở miền Trung
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Với các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp Đoan Ngọ được viên tròn trước khi ủ và ăn kèm với xôi vò. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng không thể thiếu cho ngày lễ này.
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Món chè trôi nước trong ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Nam
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
Người dân miền Nam cũng thường ăn bánh ú vào ngày Tết Đoan Ngọ
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng
[ẢNH] Cùng đón Tết Đoan Ngọ song ở mỗi miền đất nước lại có nét đặc trưng riêng