[ẢNH] "Choáng" với những cách phòng vệ cực 'dị' của động vật

ANTD.VN - Để tồn tại, phát triển trong môi trường tự nhiên hoang dã đầy nguy hiểm, những loài động vật luôn có “mưu mẹo” riêng để sinh tồn. Giả chết, phun máu vào kẻ thù, tách nội tạng ra khỏi cơ thể hay tự rụng đuôi,... là những bí quyết thoát hiểm vô cùng ấn tượng và “không đụng hàng” của một số sinh vật khiến các loài ăn thịt hung dữ nhất cũng phải “chào thua”.
[ẢNH]
Vượn cáo Tây Phi là loài vật nhỏ bé thuộc họ linh trưởng. Chúng sống về đêm, thức ăn chủ yếu là nhựa cây, hoa quả và các loài động vật nhỏ. Do di chuyển chậm chạp, các loài ăn thịt dễ dàng đe dọa mạng sống của chúng. Vì vậy, vượn cáo Tây Phi có một cách tự vệ rất đặc biệt
[ẢNH]
Khi bị tấn công, vượn cáo Tây Phi mở rộng phần cột sống từ cổ tới vai, tạo thành những điểm lồi, giống như một thứ vũ khí đặc biệt. Điều này, ngoài việc đe dọa kẻ thù, còn khiến cho chúng khó bị nuốt hơn
[ẢNH]
Những phần cột sống này cũng có tác dụng như một chiếc khiên, bảo vệ phần cổ của con vượn cáo khỏi những cú cắn chết người của kẻ thù vào những điểm yếu như cổ hay sau đầu
[ẢNH]
Loài nhím có mào sinh sống ở châu Phi và cả ở phía Nam châu Âu, chủ yếu là ở Italia. Chúng được coi là loài gặm nhấm lớn nhất trên thế giới và cũng là một trong những loài thú có vú tự bảo vệ mình tốt nhất
[ẢNH]
Vũ khí lợi hại của loài nhím này là những chiếc lông cứng và sắc nhọn bằng keratin. Khi bị đe dọa, chúng thường lắc cái lông đuôi, tạo ra những tiếng ồn để đe dọa kẻ thù. Nếu không hiệu quả, chúng cố gắng quay lưng, tấn công hay đâm kẻ thù bằng phần lông cứng ở thân
[ẢNH]
Những chiếc lông nhím rất dễ gãy. Khi chúng đi vào cơ thể kẻ thù, những cái ngạnh nhỏ ở phía đầu lông cắm sâu vào vết thương của đối thủ. Nhiều con vật đã bị chết từ do bị nhiễm trùng từ những vết thương như vậy. Nguy hiểm hơn, khi những cái lông cứng chọc sâu vào thịt, chúng phá hoại các mạch máu và cả nội tạng
[ẢNH]
Hải sâm là một loài vật phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chúng có một cơ chế tự vệ khá "kỳ dị" dựa vào khả năng tự tái tạo của mình
[ẢNH]
Khi bị đe dọa, hải sâm có thể phóng một phần nội tạng qua hậu môn bằng cách co rút mạnh các cơ bắp. Các nội tạng này thường chứa dịch nhầy chứa một dạng hóa chất khá độc được gọi là holothurin, khiến phần lớn kẻ thù của chúng phải chùn bước. Đặc biệt, sau khi thoát nạn, các nội tạng đã mất của hải sâm có thể tự tái tạo lại
[ẢNH]
Loài rắn mũi hếch Bắc Mỹ, còn gọi là "rắn phì" hay "rắn thây ma sống" xứng đáng là bậc thầy về xảo quyệt trong tự nhiên với những màn giả chết y như thật khi gặp nguy hiểm
[ẢNH]
Trước tiên, rắn mũi hếch thè lưỡi, há mồm rộng ngoác, rồi bắt đầu lăn quằn quại nhiều vòng trước khi nằm ngửa bụng bất động trên nền đất. Trong một số trường hợp giả chết, chúng thậm chí còn nín thở hoặc phun ra máu
[ẢNH]
Tuy nhiên, khi nhận thấy không còn mối đe dọa, rắn mũi hếch sẽ uốn mình trở dậy và lủi nhanh khỏi nơi nguy hiểm. Hầu hết các lần tẩu thoát của bậc thầy diễn xuất trong tự nhiên này đều thành công, do nhiều loài săn mồi không tấn công những động vật nhỏ hơn đã chết và thường bỏ đi khi phát hiện đối tượng đã ngưng thở
[ẢNH]
Ếch lông (tên khoa học Trichobatrachus robustus) là một loài vật nổi tiếng kỳ dị trong thế giới tự nhiên bởi cách phòng vệ có phần hơi cực đoan của mình
[ẢNH]
Vì không có độc nên mỗi khi cảm nhận được nguy hiểm, ếch lông sẽ tự đập vỡ xương của chính mình và sử dụng chúng như bộ móng vuốt để chống lại thú săn mồi
[ẢNH]
Về cơ chế hoạt động, các nhà khoa học cho biết khi bị đe dọa, xương chân được nối với bó cơ bởi các sợi collagen của ếch lông sẽ bị phá vỡ. Các xương này sẽ chọc thủng lớp da bên ngoài, sau đó biến thành các móng vuốt sắc nhọn để đe dọa kẻ thù. Với "bí quyết" phòng vệ "có một không hai" này, ếch lông được mệnh danh là "phiên bản lưỡng cư của Người Sói"
[ẢNH]
Không hề kém cạnh loài ếch lông ở khoản hy sinh một phần thân thể, thằn lằn gai Texas cũng là một trong những loài vật khiến kẻ thù phải chùn bước với cách phòng vệ "có một không hai"
[ẢNH]
Khi gặp nguy, con thằn lằn này sẽ tự tăng áp lực ở vùng mắt, khiến tròng mắt của chúng nở to ra đến nỗi các mạch máu mắt vỡ ra và máu sẽ bắn vào kẻ thù
[ẢNH]
Thằn lằn gai Texas có thể phun máu chính xác lên đối phương với khoảng cách lên tới 1,5m. Đặc biệt, máu của nó rất hôi. Trong lúc kẻ thù còn đang choáng váng và bất ngờ vì thứ vũ khí oái oăm này thì thằn lằn gai Texas đã... cao chạy xa bay. Tuy nhiên, sau mỗi lần hành động phun máu như vậy, con thằn lằn gai sẽ bị mất tới một phần ba lượng máu trong cơ thể
[ẢNH]
Sóc chuột Dormice là loài gặm nhấm, sinh sống chủ yếu ở Châu Âu, một số ít từng được tìm thấy ở châu Phi hoặc châu Á. Chúng được chú ý đến với thời gian ngủ đông dài và cách phòng vệ khá đặc biệt
[ẢNH]
Trong phần lớn trường hợp, khi bị đe dọa, sóc chuột sẽ cố gắng chạy nhanh hết mức có thể nhưng khi rơi vào tình huống hiểm nghèo, chúng sẽ chuyển sang kế hoạch dự phòng, sẵn sàng hy sinh một phần cơ thể để chạy trốn. Đặc biệt, phần da ở đuôi con vật này khá là mỏng. Điều này cho phép đuôi của sóc chuột sẽ tự động lìa khỏi thân thể nếu chẳng may bị thú săn mồi tóm phải
[ẢNH]
Tuy nhiên, thật không may là sóc chuột chỉ có thể sử dụng mẹo này duy nhất một lần trong suốt cuộc đời. Sau khi da đuôi bị mất đi, phần xương đuôi còn lại sẽ bị chính chúng gặm đi hoặc tự rụng mất
[ẢNH]
Đừng bao giờ bị đánh lừa bởi vẻ ngoài dường như vô hại với bộ lông mềm mại của các con chồn Opossum - một loài động vật có vú, thường sống ở phía Tây Bán cầu vì khi nói đến việc phòng thủ, loài vật này thực sự là các siêu thiên tài
[ẢNH]
Chồn Opossum thường phản ứng với hiểm nguy bằng cách giả vờ chết: Nó rơi xuống đất, sùi bọt mép cứ như thể bị bệnh nặng, sau đó nằm bất động với cái mõm há hốc và tiết ra chất lỏng màu xanh lá cây có mùi hôi từ tuyến hậu môn
[ẢNH]
Điều kỳ lạ nhất về cơ chế bảo vệ của loài động vật này là phản ứng mang tính tâm lý, tiềm thức trước hiểm nguy hơn là phản ứng có ý thức. Vì các động vật ăn thịt thường thích giết con mồi hơn nên chúng không hứng thú với những con mồi trông có vẻ đã hôn mê và thường bỏ đi
[ẢNH]
Loài mối tự hủy có tên khoa học là Neocapritermes taracua, sinh trưởng tại Guyana, lãnh thổ hải ngoại của Pháp ở Nam Mỹ. Khi bị tấn công, chúng đã để những con mối thợ lớn tuổi nhiệm vụ “tự sát” để bảo vệ toàn bộ thuộc địa của chúng
[ẢNH]
Các con mối thợ già không còn hữu ích, được trang bị một “ba lô nổ”. Trong suốt cuộc đời của loài mối này, những tinh thể độc hại được sản xuất dưới các tuyến trong bụng. Khi được trộn với tuyến nước bọt, những tinh thể này tạo ra một chất lỏng độc hại và phát nổ làm kẻ thù tê liệt đồng thời cũng giết chết mối thợ
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]