[ẢNH] Chiến hạm Nga "tấn công điện tử" đánh lừa mạng lưới cảnh báo tên lửa Israel?

ANTD.VN - Khí tài tác chiến điện tử nằm trên một tàu hộ vệ của hải quân Nga hiện diện ngoài khơi Địa Trung Hải bị cáo buộc là "tác giả" khiến hệ thống phòng thủ tên lửa Israel suýt "cướp cò".
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Hiện nay hải quân Nga đang triển khai biên đội tác chiến lớn gồm 15 tàu các loại ngoài khơi biển Địa Trung Hải, trong đó có một chiến hạm rất đáng chú ý đó là chiếc Đô đốc Makarov thuộc Dự án 11356M.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Tàu hộ vệ tên lửa Dự án 11356M lớp Đô đốc Grigorovich là biến thể nội địa dựa trên nguyên mẫu Dự án 11356 lớp Talwar (Krivak IV) được Nga thiết kế theo yêu cầu của hải quân Ấn Độ.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Chiếc Đô đốc Makarov có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.620 tấn và lên tới 4.035 tấn khi đầy tải; chiều dài 124,8 m; chiều rộng 15,2 m; mớn nước 4,2 m; thủy thủ đoàn 200 người.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Tàu sử dụng hệ thống động lực COGAG gồm 2 động cơ turbine khí hành trình DS-71 (6.300 kW) và 2 động cơ turbine khí đẩy DT-59 (16.000 kW) cho tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h), tầm hoạt động 4.850 hải lý (ở tốc độ 14 hải lý/h), thời gian bám biển 30 ngày.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Vũ khí của Đô đốc Makarov gồm hải pháo A-190 cỡ 100 mm, 8 bệ phóng UKSK của tên lửa chống hạm Kalibr, 3 cụm 12 ống phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm trung Shtil-1, 2 hệ thống CIWS Kashtan, 4 ngư lôi 533 mm và bệ phóng rocket RBU-6000.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Đảm nhiệm vai trò trinh sát và dẫn đường cho vũ khí là radar tìm kiếm trên không Fregat M2EM; radar điều khiển hỏa lực tên lửa chống hạm 3Ts-25E Garpun-B, radar kiểm soát bắn cho pháo JSC 5P-10E Puma FCS, radar MR-90 Orekh của tên lửa phòng không...
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Trong lần thực hiện nhiệm vụ này, đã xuất hiện thông tin cho biết trên chiếc Đô đốc Makarov còn có mặt một vài hệ thống tác chiến điện tử đặc biệt, giới chuyên gia dự đoán chúng sẽ được thử nghiệm tại thực địa đối với một "kẻ địch" mạnh.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Trang Avia-pro cho biết, hôm 11/9, lệnh báo động về một cuộc tấn công tên lửa đã được ban bố trên một phần lãnh thổ Israel, khi radar cảnh giới phát hiện “hàng chục tên lửa” bay từ phía Dải Gaza đến các thành phố của nước này.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Nhưng chỉ vài phút sau lệnh báo động đã được gỡ bỏ do nhận thấy hệ thống cảnh báo gửi tín hiệu sai, mục tiêu trên màn hình radar hóa ra chỉ là "bóng ma", chứng tỏ tác động mạnh mẽ của hệ thống tác chiến điện tử từ Địa Trung Hải, nơi tàu chiến Nga đang có mặt.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Trước việc quân đội Israel công nhận báo động phòng không gần biên giới là cảnh báo sai. Nhưng dựa trên thực tế đúng là "tên lửa" đã bị radar phát hiện, báo chí đánh giá rằng đó là do tác động gây nhiễu điện tử.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Giới truyền thông tại Tel Aviv đặc biệt quan tâm tới việc khinh hạm Đô đốc Makarov của Nga mang theo số lượng lớn thiết bị tác chiến điện tử đã hoạt động gần biên giới Dải Gaza và Israel, từ phía Địa Trung Hải.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Cho đến thời điểm này không có tuyên bố chính thức nào từ Tel Aviv về nhận định nêu trên, tuy nhiên trước đó các hệ thống phòng thủ của Israel từng vai lần bị "cướp cò" vì nỗ lực bắn hạ một tên lửa không tồn tại.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Nếu cáo buộc chính xác, đây có thể xem như đòn "gậy ông đập lưng ông" mà người Nga dành tặng Israel, khi trước đó cũng không ít lần mạng lưới phòng không tại Syria bị báo động giả, thậm chí tên lửa còn được phóng lên trời.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
Cuộc chiến tranh điện tử tại khu vực Địa Trung Hải mặc dù khó quan sát hơn so với việc dùng vũ khí nóng nhưng tỏ ra chẳng hề kém phần quyết liệt.
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga
[ẢNH] Chiến hạm Nga