[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa "nghỉ hưu" của Italia trước cơ hội sớm "tái ngũ" tại Biển Đông

ANTD.VN -  Hải quân Italia vừa cho chiếc khinh hạm Espero (số hiệu F576) lớp Maestrale nghỉ hưu sau hơn 30 năm phục vụ và để ngỏ khả năng bán lại nó cho quốc gia nào quan tâm.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Hải quân Philippines là lực lượng được trang bị nghèo nàn bậc nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay khi sở hữu hạm đội gồm phần lớn tàu chiến có tuổi đời đã 50 năm hoặc kích cỡ rất nhỏ, bất chấp thực tế rằng tiềm lực kinh tế của họ không hề thấp.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Do nhận thấy bị lép vế trong những cuộc đối đầu với Hải quân Trung Quốc tại khu vực Biển Đông mà Philippines tỏ ra rất quyết tâm nâng cấp sức mạnh đội tàu mặt nước một cách nhanh chóng.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Khi đã đề ra chủ trương đường lối như trên thì giải pháp khả thi nhất đối với Hải quân Philippines chính là mua chiến hạm cũ đã loại biên để sớm có tàu trực chiến.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Vào năm 2013, Manila từng công bố ý định mua lại tàu hộ vệ tên lửa Maestrale (F570) của Hải quân Italia sau khi nó ngừng hoạt động vào năm 2015, nhưng do gặp phải một số vướng mắc mà kế hoạch này đã không xảy ra.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Hiện tại mặc dù đã đặt Hàn Quốc đóng mới 2 khinh hạm HDF-3000 tối tân nhưng số lượng như vậy rõ ràng là chưa đủ.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Bởi vậy trang Max Defence Philippines vừa cho biết rằng Manila đang cân nhắc nối lại việc mua chiến hạm cũ của Italia, ứng viên hàng đầu chính là tàu Espero (F576) lớp Maestrale vừa được nghỉ hưu.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Khinh hạm Espero (F576) được khởi đóng ngày 1/8/1982, hạ thủy ngày 19/11/1983, chính thức làm nhiệm vụ từ ngày 4/5/1985, là một trong số 4 con tàu thuộc lớp Maestrale chưa trải qua quá trình hiện đại hóa nên đã bị loại biên sau 33 năm phục vụ.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.040 tấn với chiều dài 122,7 m; chiều rộng 12,9 m; mớn nước 4,2 m; thủy thủ đoàn 225 người (24 sĩ quan và 201 thủy thủ).
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Hệ thống động lực của Espero là sự kết hợp giữa động cơ diesel và turbine khí (CODOG), cho tốc độ tối đa 33 hải lý/h (61 km/h), tầm hoạt động 6.000 hải lý (11.000 km) nếu chạy ở tốc độ kinh tế 15 hải lý/h (28 km/h).
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Cảm biến chính của tàu gồm radar trinh sát trên không Selenia RAN-10S/SPS-774, radar trinh sát bề mặt Selenia SMA SPS-703, radar điều khiển hỏa lực Selenia SPG-74/75, hệ thống định vị thủy âm dạng kéo Raytheon DE 1146 và dạng gắn liền thân Raytheon DE 1160B.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Vũ khí của các khinh hạm lớp Maestrale khá mạnh và toàn diện với 1 pháo Otobreda 127 mm, 2 pháo phòng không Oto Melara DARDO 40 mm.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Vũ khí uy lực nhất của tàu là 8 tên lửa phòng không tầm trung Aspide tầm bắn 25 km, 4 tên lửa hành trình chống hạm Otomat Mk 2 tầm bắn 185 km cùng 2 ngư lôi chống ngầm hạng nặng cỡ 533 mm.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Mặc dù là một chiến hạm đã cao tuổi nhưng chất lượng khung vỏ của các tàu Maestrale vẫn được đánh giá rất tốt, bằng chứng là Hải quân Italia vẫn duy trì 4 tàu thuộc lớp đã được hiện đại hóa tới sau năm 2024, tức là chúng sẽ phục vụ liên tục tới hơn 4 thập kỷ.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Nếu Hải quân Philippines mua lại chiếc Espero để phối hợp cùng 2 tàu HDF-3000 sẽ nhận trong tương lai không xa thì đây vẫn là sự bổ sung rất đáng chú ý.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
Đặc biệt nếu như con tàu được nâng cấp trước khi bàn giao, sẽ giúp cho tiềm lực trên biển của quốc gia Đông Nam Á này gia tăng đáng kể so với hiện nay.
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa
[ẢNH] Chiến hạm cực mạnh vừa