[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi

ANTD.VN -  Gần 10.000 người Ethiopia - quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi đã phải rời bỏ nhà cửa chạy sang nước láng giềng Sudan. Giao tranh ở Tigray - “điểm nóng” xung đột ở miền Bắc Ethiopia mới chỉ nổi lên đầu tháng 11 nhưng đã báo hiệu một cuộc khủng hoảng nhân đạo mới nếu quân đội chính phủ và nhóm dân quân địa phương tiếp tục leo thang.

[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Những người Ethiopia vì sợ cảnh “tên bay đạn lạc” ở Tigray đã tìm mọi cách để sang nước láng giềng Sudan. Chỉ cần vượt sông Tekeze là họ qua được bên kia biên giới, nên một số đi thuyền, một số liều bơi sang.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Trại Um Raquba ở thị trấn biên giới Hamdayet của Sudan đang đón 8.000 người tị nạn Ethiopia. Được xây dựng vào những năm 1980 và đóng cửa vào những năm 2000, khu trại có sức chứa 20.000 người này đã mở cửa trở lại vào cuối tuần qua
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Những người tị nạn đã kể rằng, các vụ xả súng và tấn công bằng pháo binh trên đường phố lan tràn ở bang Tigray của Ethiopia.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
“Chúng tôi đói và sợ rằng họ sẽ giết chúng tôi”, một cụ già kể về các cuộc giao tranh giữa quân đội chính phủ với quân của Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray (TPLF).
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Salah Ramadan, người đứng đầu chính quyền thị trấn biên giới của Sudan cho biết, dòng người tị nạn đang tiếp tục nhưng nước chủ nhà có rất ít đồ để cung cấp cho họ. Người Sudan cũng nhận thấy rằng nguồn cung cấp thực phẩm tại các chợ địa phương đang cạn kiệt.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Hôm 4-11, Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed đã ra lệnh cho lực lượng phòng vệ quốc gia tấn công nhóm dân quân ở Tigray với cáo buộc đội quân này đã đột kích binh sĩ liên bang
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Chính quyền khu vực Tigray sau đó đã nã rocket vào Thủ đô Eritrea, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở vùng Sừng châu Phi.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Người đứng đầu về cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet đã cảnh báo về những tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Tigray, trong khi các nhân viên cứu trợ lo ngại khu vực này phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Chiến dịch quân sự ở Tigray căng thẳng gần 2 tuần qua chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Tuy nhiên, người ta lo ngại rằng nó có thể lan rộng, làm gia tăng căng thẳng cũ giữa 2 bang láng giềng Amhara và Tigray.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Hai khu vực sa lầy vào một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài hàng thập kỷ đã dẫn các cuộc xung đột bạo lực trong quá khứ và hiện vẫn được coi là một điểm chớp nhoáng nguy hiểm.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Theo một cố vấn an ninh của chính quyền khu vực, hàng nghìn chiến binh Amhara đã được triển khai tới biên giới phía Bắc của khu vực với Tigray.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Hàng trăm cư dân của thành phố Gondar đã hiến máu trong tuần này dành cho lực lượng đặc biệt từ vùng Amhara.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Cách đây hơn 2 năm, vào tháng 4-2018, ông Abiy Ahmed khi nhậm chức Thủ tướng trở thành nhà lãnh đạo trẻ nhất châu Phi ở tuổi 41 và là nhà lãnh đạo đầu tiên đến từ khu vực khu vực Oromia.
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Nhà lãnh đạo từng nhận Giải Nobel hòa bình này được kỳ vọng sẽ áp dụng chương trình cải cách triệt để để khắc phục hậu quả của đảng cầm quyền suốt hàng chục năm
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
Nhưng giờ đây, cuộc giao tranh chết chóc ở Tigray càng cho thấy, đất nước Ethiopia vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố bất ổn: căng thẳng sắc tộc gia tăng, đói nghèo dai dẳng cùng những ảnh hưởng gần đây của lũ lụt, nạn châu chấu và đại dịch Covid-19
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi
[Ảnh] Cận cảnh “điểm nóng” xung đột mới ở quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi