[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc

ANTD.VN - Không quân Ấn Độ tổ chức lễ cầu nguyện và bay biểu diễn khi biên chế 5 chiến đấu cơ Rafale mùa từ Pháp cho phi đoàn đóng gần biên giới với Trung Quốc.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Quân đội Ấn Độ ngày 10-9 tổ chức lễ biên chế 5 tiêm kích Rafale vào phi đoàn số 17 đóng quân tại căn cứ Ambala, bang Haryana, gần khu vực biên giới giáp Pakistan và Trung Quốc. Phi đoàn 17 mang biệt danh "Mũi tên vàng", là đơn vị đầu tiên của không quân Ấn Độ được biên chế tiêm kích Rafale.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cùng người đồng cấp Florence Parly và các quan chức quốc phòng cao cấp tham gia buổi lễ.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Các tu sĩ Ấn Độ thực hiện nghi lễ cầu nguyện Sarva Dharma Puja khi giới thiệu những tiêm kích Rafale mới nhận.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Sau đó, tiêm kích Rafale, Tejas cùng trực thăng Dhruv của đội bay biểu diễn Sarang thực hiện các động tác trình diễn trên bầu trời.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Ấn Độ nhận lô tiêm kích Rafale đầu tiên gồm 5 chiếc từ Pháp hôm 29/7, sau đó điều các máy bay này tham gia huấn luyện tại khu vực đồi núi thuộc bang Himachal Pradesh và vùng Ladakh.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Ấn Độ năm 2016 ký thỏa thuận trị giá 8,7 tỷ USD mua 36 tiêm kích Rafale do tập đoàn Dassault Aviation của Pháp sản xuất, dự kiến nhận toàn bộ số máy bay vào cuối năm 2021.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Tiêm kích Rafale được kỳ vọng sẽ bổ sung sức mạnh cho không quân Ấn Độ bằng khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ, gồm tác chiến điện tử, không chiến, không kích mặt đất và tấn công thọc sâu.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Ấn Độ tổ chức lễ biên chế tiêm kích Rafale trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc quanh vấn đề biên giới chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Được coi là nét tinh hoa của người Pháp, Dassault Rafale là một máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, hai động cơ rất linh hoạt và hiệu quả.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Rafale được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Buồng lái kiểu "nhà kính" hiện đại với các màn hình LCD khổ lớn cung cấp thông tin chi tiết về vũ khí, nhiên liệu và môi trường xung quanh máy bay.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Một trong những điểm độc đáo tạo nên sức mạnh cho Rafale là hệ thống chiến tranh điện tử tích hợp có tên SPECTRA. Hệ thống này được trang bị các cảm biến bố trí xung quanh máy bay, cung cấp khả năng phát hiện, nhận dạng và xác định mối đe dọa.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Hệ thống này giúp phi công nhận thức được tình huống và đưa ra biện pháp đối phó phù hợp nhất, tăng khả năng sống sót cho máy bay trong chiến đấu.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Máy bay được trang bị 2 động cơ phản lực Smecma M88, lực đẩy thô 50 kN/chiếc, 70 kN có đốt sau.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại. Giới phân tích cho rằng tuổi thọ khung thân lẫn động cơ của Rafale hơn hẳn so với Su-30MKI.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Động cơ sử dụng hệ thống kiểm soát nhiên liệu kỹ thuật số giúp tăng lực đẩy, tiết kiệm nhiên liệu và giảm bức xạ hồng ngoại.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Tốc độ tối đa của máy bay là 1.912 km/h ở cao độ lớn, 1.390 km/h ở độ cao mực nước biển.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Rafale có tới 14 điểm treo vũ khí dưới cánh với phiên bản B/C, 13 điểm treo với phiên bản hải quân. Tổng tải trọng vũ khí mang theo lên đến 9,5 tấn.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
Rafale thường mang theo vũ khí hỗn hợp, cả không chiến và tấn công mặt đất trong mỗi nhiệm vụ. Rafale đi vào biên chế trong năm 2000 và lần đầu tham chiến lần đầu trong chiến dịch Bình minh Odyssey, thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Libya vào tháng 3-2011.
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ thị uy bằng ‘chiến thần’ Rafale gần biên giới Trung Quốc