[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc

ANTD.VN - Lục quân Ấn Độ quyết định điều xe tăng T-90, xe chiến đấu bộ binh, pháo M-777 155 mm và pháo lựu pháo M-46 130 mm lên nhiều địa điểm phía đông Ladakh, gồm Daulat Beg Oldi, thung lũng Galwan và hồ Pangong Tso giáp biên giới Trung Quốc.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Căng thẳng tại biên giới Ấn Độ và Trung Quốc lại có dấu hiệu leo thang khi các bên vẫn âm thầm triển khai binh lính và khí tài hạng nặng tới đây. Đáng chú ý Ấn Độ đã quyết định triển khai lựu pháo nổi tiếng M46 do Liên Xô sản xuất.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Đợt triển khai quân và vũ khí của Ấn Độ diễn ra sau khi quá trình đàm phán rút quân giữa hai nước thất bại và quân đội Trung Quốc (PLA) điều thêm gần 50.000 quân tới khu vực Aksai Chin.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết Trung Quốc chưa rút lực lượng khỏi khu vực hồ Pangong Tso và thung lũng Depsang. Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ cho biết lính Trung Quốc đã xâm nhập 8 km vào lãnh thổ nước này tại khu vực thung lũng Depsang, chính vì vậy New Delhi đã quyết định triển khai vũ khí hạng nặng trong đó có lựu pháo M-46.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Ra đời vào thập niên 1950, lựu pháo M-46 130mm là một trong những khẩu pháo đầy uy lực với chiều dài nòng pháo gấp 52 lần cỡ nòng.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Pháo có thể bắn những quả đạn đi xa tới 27,5km với đạn thường và 38km với đạn pháo tăng tầm.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Đây là một trong những loại pháo mà Liên Xô và các nước thuộc khối Xã hội Chủ nghĩa sử dụng rộng rãi
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Chúng là những khẩu pháo cấp chiến dịch để đối phó với những loại lựu pháo hạng nặng tầm xa của NATO.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Pháo được NATO đặt tên là M1954 do đây là năm mà họ phát hiện ra loại pháo này.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Pháo được sử dụng rộng rãi trong các cuộc chiến như: xung đột biên giới Xô – Trung, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, chiến tranh Trung Đông lần thứ 3 và lần thứ 4, chiến tranh Angola,chiến tranh Iran – Iraq, chiến tranh vùng Vịnh, nội chiến Nam Tư và hiện nay là tại Syria.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
M-46 được sử dụng tại hơn 25 quốc gia trên thế giới, đáng nói là ngay cả Israel cũng từng chế tạo một phiên bản pháo dựa trên thiết kế M-46 130mm.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Lựu pháo M-46 130mm có trọng lượng lên tới 7,7 tấn, chiều dài 11,73m, chiều rộng 2,45m.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Thiết kế khung thân pháo có 2 càng dài, khi triển khai, pháo thủ sẽ đóng một phần của 2 càng xuống đất để cố định vị trí, chống xô đẩy do lực giật khi khai hỏa, kíp pháo thủ gồm 8 người.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Pháo có 2 “tai” là 2 tấm thép để che chắn cho kíp pháo thủ khỏi các mảnh văng khi bị phản pháo.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Tuy nhiên một số pháo thủ vẫn cho rằng đôi khi 2 tấm khiên này quá nhỏ để che chắn trước mảnh văng của đạn pháo đối phương bắn trả.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Khi dùng để bắn trực diện vào xe tăng, tầm bắn của pháo lúc này chỉ còn 1,14km, nhưng nếu trúng quả đạn này, xe tăng sẽ bị loại khỏi vòng chiến ngay lập tức.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
Pháo M-46 thường được sử dụng để bắn gián tiếp (bắn cầu vồng để tiêu diệt mục tiêu). Ngoài ra chúng cũng có thể bắn vào ban đêm với kính ngắm chuyên dụng.
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc
[ẢNH] Ấn Độ chuyển ‘vua pháo binh’ từ thời Liên Xô tới áp sát biên giới Trung Quốc