[ẢNH] "Ác mộng" đối với MiG-35 khi Trung Quốc chính thức chào bán tiêm kích J-10C

ANTD.VN - Khi Trung Quốc giới thiệu phiên bản xuất khẩu của chiếc tiêm kích hạng nhẹ J-10C với mã định danh J-10CE tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 thì có lẽ hy vọng hiếm hoi đối với MiG-35 trong việc tìm đơn hàng cũng đã chấm dứt.
[ẢNH]
Như đã từng đề cập trước đó, tại Triển lãm Zhuhai Airshow 2018, Tập đoàn MiG của Nga vẫn mang chiếc MiG-35 của mình đi giới thiệu tới các khách hàng quốc tế, tuy nhiên triển vọng của nó là rất thấp.
[ẢNH]
MiG-35 hướng đến những khách hàng cần mua tiêm kích nhẹ, nhưng bản thân nó lại là chiến đấu cơ cận hạng nặng với đặc tính kỹ chiến thuật thua khá nhiều khi đặt cạnh dòng Sukhoi.
[ẢNH]
Khi cần mua một chiếc tiêm kích hạng nặng thì Su-30 hay Su-35 rõ ràng có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn hẳn Su-35, còn đặt cạnh tiêm kích hạng nhẹ thì rõ ràng nó bị "trật đường ray" về mục đích sử dụng.
[ẢNH]
Tuy vậy Nga vẫn cố gắng thuyết phục một số khách hàng rằng hãy chấp nhận dùng một chiếc tiêm kích "hơi thừa cân" như MiG-35 khi chẳng thể nào tiếp cận F-16 Fighting Falcon, JAS 39 Gripen hay Eurofighter Typhoon.
[ẢNH]
Tại Triển lãm Zhuhai Airshow 2018, khi đặt cạnh phiên bản tiêm kích giá rẻ JF-17 trang bị radar mảng pha quét chủ động thì chiếc MiG-35 đã có dấu hiệu khó cạnh tranh nổi, nhưng cú đấm knock out phải là việc Trung Quốc đã chính thức chào bán chiếc J-10.
[ẢNH]
Phiên bản J-10 mà Trung Quốc giới thiệu tại Triển lãm Hàng không quốc tế Chu Hải 2018 cho mục đích xuất khẩu có mã định danh là J-10C với nhiều nâng cấp rất đáng giá.
[ẢNH]
Máy bay có thể được lắp đặt động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều WS-10B3 như của mẫu thử trình diễn tính năng, khiến mức độ cơ động của nó chẳng thua kém gì Su-35S.
[ẢNH]
Ngoài ra máy bay còn có thể tích hợp radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) thế hệ mới nhất do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo với đặc tính kỹ chiến thuật vượt trội Zhuk-AE của MiG-35.
[ẢNH]
Chưa dừng lại đó, nhờ hiệu suất động cơ được cải thiện mà bán kính tác chiến của chiếc J-10C đã được nâng lên tới trên 1.200 km, thậm chí còn tăng lên nữa khi được tiếp dầu trên không.
[ẢNH]
Giá thành của phiên bản J-10CE được đề xuất dao động quanh mức 60 triệu USD, không hề rẻ như JF-17 song vẫn là rất cạnh tranh khi đặt cạnh MiG-35.
[ẢNH]
Ngoài đơn giá mua sắm, cần phải đặc biệt lưu tâm tới chi phí vận hành toàn vòng đời, ở khía cạnh này thì chiếc J-10 với 1 động cơ chắc chắn rẻ hơn nhiều MiG-35 trang bị 2 động cơ RD-33MK vẫn bị phàn nàn là hiệu suất chưa thực sự tốt.
[ẢNH]
Chi tiết tiếp theo đó là độ bền khung thân, Trung Quốc giới thiệu rằng nhờ áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ vật liệu mà chiếc J-10 đã đạt tới trạng thái giới hạn 6.000 giờ bay, tức là tương đương chiến đấu cơ phương tây.
[ẢNH]
Nhờ vật liệu và lớp sơn phủ đặc biệt đi kèm kích thước gọn gàng. diện tích phản xạ radar của chiếc J-10 theo ước tính sơ bộ chỉ còn dao động quanh mức 1m2.
[ẢNH]
Với những lợi thế trên, J-10CE của Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng "hất cắng" MiG-35 và MiG-29 của Nga ngay tại những thị trường truyền thống.
[ẢNH]
Nguy cơ Tập đoàn MiG đi tới bờ vực phá sản khi không bán được sản phẩm đang ngày càng hiện hữu, nhất là sau vụ tai nạn vừa xảy ra đối với MiG-29M của Không quân Ai Cập.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]