[ẢNH] 12 mẹo "cứu nguy" đôi môi nứt nẻ chảy máu mùa đông

ANTD.VN - Mùa khô hanh đến, độ ẩm không khí xuống thấp khiến đôi môi chúng ta bị nứt nẻ, không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến bạn cảm thấy đau rát, ăn uống khó khăn. Thoa dưa chuột, dùng dầu oliu hay dầu dừa, tẩy tế bào chết,... là những cách đơn giản giúp bạn “cứu nguy” đôi môi bị nứt nẻ, chảy máu vào mùa đông.
[ẢNH] 12 mẹo
Khi cơ thể thiếu vitamin B2 thì môi sẽ trở nên khô và bong tróc hơn
[ẢNH] 12 mẹo
Do đó, bạn nên bổ sung ngay các thực phẩm như rau lá màu xanh đậm, chuối, táo, lê, gan động vật, cá hồi, cá thu, sữa, trứng... để cung cấp nhanh chóng vitamin B2 cho đôi môi không còn bong tróc, nứt nẻ
[ẢNH] 12 mẹo
Nạp đủ nước mỗi ngày là cách chống khô môi hiệu quả. Để không quên uống nước thì bạn nên đặt sẵn bình nước ngay bàn làm việc và mỗi ngày chỉ cần bổ sung 2 lít nước là đủ
[ẢNH] 12 mẹo
Ngoài nước lọc thì bạn cũng có thể bổ sung nước qua các loại trái cây mọng nước như dưa hấu, bưởi, dưa leo, cam, dâu tây, dứa... để vừa đẹp môi vừa đẹp da, đẹp dáng
[ẢNH] 12 mẹo
Dưa chuột không chỉ được sử dụng để làm tan bọng mắt, dưỡng da mà nó còn có tác dụng với đôi môi, làm giảm sưng do khô nẻ gây ra
[ẢNH] 12 mẹo
Điều trị môi khô nứt nẻ bằng dưa chuột rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị vài lát dưa chuột rồi chà nhẹ lên môi, làm như vậy trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch môi lại bằng nước ấm. Cách thứ hai, bạn thoa nước ép dưa chuột lên môi, để khoảng 5-10 phút rồi rửa lại bằng nước ấm
[ẢNH] 12 mẹo
"Nhựa" cây lô hội như bạn nói là chất dịch trong suốt, hơi nhớt có chứa các loại axit amin và các loại vitamin như vitamin A,C,E, B1,B5, B6,B12… và các axit béo chưa bão hòa như axit gama inoleic, acemannan…
[ẢNH] 12 mẹo
Bạn hãy dùng nước ép lô hội thoa đều lên môi. Giữ trong khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước ấm. Bạn cũng có thể ép 1 chén nước cất trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần (trong khoảng thời gian 3 ngày)
[ẢNH] 12 mẹo
Mật ong được xem như sự lựa chọn hàng đầu đánh bật những vết nứt nẻ. Mật ong có tác dụng giữ cho đôi môi luôn mềm mại, giúp những đôi môi trầy xước do việc bóc da khô lành lại nhanh chóng
[ẢNH] 12 mẹo
Không những thế, mật ong còn giúp đôi môi giảm thâm tái, hồng hào và căng tràn sức sống hơn. Hãy thoa mật ong lên môi trước khi đi ngủ để có hiệu quả tốt nhất
[ẢNH] 12 mẹo
Dầu dừa cũng là một trong những cách trị khô môi hiệu quả, bởi nó rất giàu vitamin E và các chất chống oxy hóa. Các chất này không chỉ có khả năng dưỡng ẩm hiệu quả, chống khô nẻ cho đôi môi mà còn có thể kháng khuẩn, kháng nấm, chống các virus có hại
[ẢNH] 12 mẹo
Để trị khô môi bằng dầu dừa, bạn chỉ cần thoa trực tiếp dầu dừa nguyên chất môi trước khi ngủ. Ngày hôm sau bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt. Có thể thoa dầu dừa 2-3 lần/ngày để có được hiệu quả tốt nhất
[ẢNH] 12 mẹo
Dầu ôliu chứa nhiều tinh chất và vitamin sẽ bảo vệ đôi môi bạn khỏi những tác động xấu do tình trạng thời tiết hanh khô và thiếu độ ẩm
[ẢNH] 12 mẹo
Duy trì thói quen đều đặn bằng cách thoa dầu ôliu ngày 2-3 lần, môi bạn sẽ luôn mềm mại và gợi cảm, ngay cả trong những ngày đông
[ẢNH] 12 mẹo
Hoa hồng giàu vitamin E - một dưỡng chất rất tốt cho da. Ngoài ra, các chất béo thiết yếu, khoáng chất và vitamin khác có trong cánh hoa hồng giữ cho môi mềm và ẩm ướt
[ẢNH] 12 mẹo
Bạn hãy dùng những cánh hoa hồng ngâm vào một lượng sữa vừa đủ. Sau đó ngâm trong vòng vài giờ thì làm nát cánh hoa hồng ra, dầm luôn trong sữa để tạo thành dung dịch nước hoa hồng. Thoa dung dịch trên lên môi trước khi đi ngủ, đôi môi bạn sẽ được giữ ẩm tốt nhất
[ẢNH] 12 mẹo
Tiêu, ớt... các loại gia vị cay hoặc thực phẩm chứa nhiều caffein đều khiến cho tình trạng môi trở nên trầm trọng hơn. Do đó bạn nên lưu ý hạn chế các loại thực phẩm này
[ẢNH] 12 mẹo
Đặc biệt, nếu bạn là tín đồ cafe, bạn nên hạn chế thức uống này và thay thế bằng các loại trà thảo dược hay các loại nước ép hoa quả như: nước cam, nước táo,... để bảo vệ đôi môi khỏi khô nẻ
[ẢNH] 12 mẹo
Chạm tay lên môi sẽ khiến vi khuẩn ẩn náu trên tay di chuyển nhanh chóng qua đôi môi đang nứt nẻ. Việc này không chỉ làm môi khô ráp hơn mà còn mang nhiều mầm bệnh không ngờ đến cho bạn
[ẢNH] 12 mẹo
Ngoài ra, bạn cũng không nên liếm môi. Nhiều người lầm tưởng việc liếm môi sẽ giúp môi ẩm ướt và bớt khô hơn. Tuy nhiên, khi liếm môi, chất amylase có trong nước bọt sẽ khiến môi khô ráp hơn rất nhiều
[ẢNH] 12 mẹo
Vitamin E có rất nhiều tác dụng trong việc làm đẹp, đặc biệt trong việc dưỡng môi khô
[ẢNH] 12 mẹo
Sử dụng tinh dầu Vitamin E khiến đôi môi trở nên khỏe mạnh, hồng hào trở lại. Đồng thời, đó sẽ là cách tạo nền tảng vững chắc, đẩy lùi tình trạng môi khô nứt nẻ vào mùa lạnh
[ẢNH] 12 mẹo
Vào mùa đông, nhiều chị em phụ nữ thường bỏ qua hoặc hạn chế tẩy tế bào chết cho môi mà không biết rằng đây chính là bước chăm sóc môi vô cùng cần thiết, nhất là trong những ngày đông
[ẢNH] 12 mẹo
Một trong những cách dễ và nhanh nhất là mát xa môi bằng bàn chải đánh răng. Hãy dùng bàn chải xoay tròn nhẹ nhàng lên môi. Động tác này nhằm loại bỏ da chết, giúp đôi môi trông đầy đặn. Sau khi tẩy da chết, bạn cần thoa các sản phẩm dưỡng ẩm để chăm sóc cho làn da mỏng manh của đôi môi
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo
[ẢNH] 12 mẹo