[ẢNH] 10 năm sau "mưa bom bão đạn" ở Syria, cầu mong cuộc sống khác cho trẻ em

ANTD.VN - Sau 10 năm "mưa bom bão đạn" Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã phải thốt lên rằng, hiện giờ Syria vẫn là một "cơn ác mộng sống" nơi người dân và đặc biệt là trẻ em ở đây chưa được sống một ngày nào mà không có các cuộc xung đột vũ trang.  
[ẢNH] 10 năm sau
Phong trào "Mùa xuân Ả Rập" tại Tunisia, Ai Cập và Libya như một "làn gió dân chủ hóa" đã càn quét khắp các quốc gia ở thế giới Ả Rập. Hàng loạt cuộc nổi dậy, diễu hành phản đối chưa có tiền lệ và cũng chính là khởi nguồn truyền cảm hứng cho các cuộc biểu tình chống chính quyền của người dân Syria.
[ẢNH] 10 năm sau
Ngày 15-3-2011, người dân Syria bước ra đường để phản đối chính quyền và đòi cải cách dân chủ đã bị chính phủ Bashar al-Assad đàn áp dữ dội, châm ngòi kích hoạt cuộc nội chiến kéo dài giữa lực lượng trung thành của Tổng thống và phe nổi dậy được nước ngoài hậu thuẫn.
[ẢNH] 10 năm sau
Cuộc nội chiến, trở nên phức tạp hơn vào tháng 1-2014, khi các phần tử Hồi giáo cực đoan dòng Sunni đánh chiếm miền đông Syria và miền bắc Iraq, tuyên bố thành lập "Nhà nước Hồi giáo" (IS).
[ẢNH] 10 năm sau
Hoa Kỳ đã can thiệp cuộc nội chiến bằng cách thành lập một liên minh chống lại Nhà nước Hồi giáo vào tháng 9-2014. Trong khi đó, Nga cũng bắt đầu hỗ trợ chính phủ Assad mở các cuộc tấn công quân sự để tiêu diệt phiến quân. Như vậy, cuộc nội chiến bắt đầu với phong trào dân chủ hóa đã mở rộng thành một cuộc chiến tranh có sự tham gia của các cường quốc trên thế giới.
[ẢNH] 10 năm sau
Cuộc xung đột kéo dài 10 năm tại Syria đã tàn phá đặc biệt nghiêm trọng cuộc sống của người dân khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng và gần 15 triệu người phải lang thang tị nạn.
[ẢNH] 10 năm sau
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết: “Không thể lường hết mức độ tàn phá ở Syria, những người dân ở đây đã phải chịu đựng nhiều tội ác nghiêm trọng nhất mà cả thế giới từng chứng kiến ​​trong thế kỷ qua. Quy mô của những hành động tàn bạo làm chấn động lương tâm".
[ẢNH] 10 năm sau
Ông Guterres hôm 10-3 cũng tuyên bố: “Cần tiếp cận nhân đạo nhiều hơn nữa với Syria bằng việc tăng cường viện trợ xuyên quốc gia và xuyên biên giới. Đây là lý do tại sao tôi đã nhiều lần thúc giục Hội đồng Bảo an đạt được sự đồng thuận về vấn đề tối quan trọng này”.
[ẢNH] 10 năm sau
Mặc dù quân chính phủ Syria đã đánh bại phiến quân vào năm 2018, nhưng cuộc sống ở nơi đây vẫn chưa được cải thiện. Những người dân Syria cho biết "cuộc chiến tàn nhẫn đến mức tôi thậm chí không muốn nhớ về nó".
[ẢNH] 10 năm sau
Thảm cảnh tàn khốc ấy được phản ánh chân thực nhất nhưng cũng đau thương nhất trong ánh mắt ngây thơ, vô tội của những đứa trẻ. Tương lai của các em sẽ đi về đâu khi vẫn đang mù mịt trong khói đạn và đổ nát?
[ẢNH] 10 năm sau
Giáo dục: Syria đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc xung đột vũ trang, bao gồm đánh bom trường học; tấn công vào học sinh, giáo viên; bắt cóc, sát hại người có chủ đích... khiến Chính phủ buộc phải đóng cửa tất cả các trường học. Giờ đây, hệ thống giáo dục ở Syria quá căng thẳng, thiếu kinh phí, manh mún và không thể cung cấp các dịch vụ an toàn, bình đẳng và bền vững cho hàng triệu trẻ em.
[ẢNH] 10 năm sau
Nghèo nàn: UNICEF ước tính có khoảng 7 triệu trẻ em ở Syria sống trong điều kiện nghèo đói bởi những mất mát trong chiến tranh và ảnh hưởng nghiêm trọng của biện pháp trừng phạt thương mại quốc tế.
[ẢNH] 10 năm sau
Lao động trẻ em: Lao động trẻ em đã được báo động ở Syria trước đó nhưng sau chiến tranh vấn nạn này càng trở nên trầm trọng hơn. Dù ở Syria hay các nước láng giềng, trẻ em hiện nay bị buộc phải làm việc trong những điều kiện nguy hiểm về tinh thần, thể chất và xã hội.
[ẢNH] 10 năm sau
Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em ở Syria không chỉ chết vì hậu quả của các cuộc tấn công bừa bãi vào khu vực đông dân cư, mà còn vì không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản khi quá nửa bệnh viện phải đóng cửa, 15.000/30.000 bác sĩ đã bỏ chạy khỏi đất nước.
[ẢNH] 10 năm sau
Bạo lực tình dục và tảo hôn: Trẻ em bị xâm hại tình dục đã được báo cáo trong bối cảnh giam giữ tại các trạm kiểm soát và khi khám xét nhà ở Syria. Một số phụ nữ và trẻ em gái còn bị bán làm nô lệ tình dục. Trong khi đó, tình trạng tảo hôn tại thời điểm hiện tại đã tăng gấp đôi so với năm 2011.
[ẢNH] 10 năm sau
Quyền không phân biệt đối xử: Con cái trong các cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Syria và vợ/chồng nước ngoài không được tiếp cận giáo dục miễn phí hoặc được thừa kế tài sản và bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng như các lợi ích khác dành cho công dân Syria.
[ẢNH] 10 năm sau
Do đó, trẻ em tại Syria là những đối tượng cực kỳ dễ bị tổn thương cần khẩn cấp được chính quyền và cả thế giới chung tay bảo vệ, xây dựng và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho các em phát triển cả về thể chất và tinh thần.
[ẢNH] 10 năm sau
Cầu mong hòa bình và hạnh phúc sẽ sớm đến để trả lại cho các em tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ và trong sáng.
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau
[ẢNH] 10 năm sau