Ấn tượng với câu lạc bộ đặc biệt giúp người người cao tuổi hạnh phúc, đẩy lùi đói nghèo ở Thủ đô

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN - Đã thành thông lệ, cứ đến tuần cuối của tháng, Nhà văn hóa thôn Lầy (xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) lại rực rỡ hẳn lên. Trong nền nhạc nhẹ, gần 90 thành viên Câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau vừa tập những động tác thể dục chữa bệnh vừa nở nụ cười tươi rói. Trong cái rét hanh giữa mùa đông, những gương mặt ửng hồng, đầy sức sống thật ấn tượng...

Clip buổi sinh hoạt thiết thực của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở thôn Lầy, xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ

Sống vui, sống khỏe...

Sau 3 năm hoạt động, như thường lệ, trong những ngày cuối tháng 12-2020, CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Lầy lại tổ chức sinh hoạt với những nội dung thiết thực như: Truyền thông về quyền và lợi ích; các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi; việc chăm sóc sức khỏe; các bệnh thường gặp và cách thức phòng ngừa, điều trị ban đầu của người cao tuổi và cộng đồng; đo huyết áp cho các thành viên; phương pháp, cách làm một số sản phẩm đơn giản ở địa phương để phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập cho người cao tuổi…

Ông Nguyễn Xuân Chức, Phó Trưởng ban Đại diện Hội Người cao tuổi huyện Phúc Thọ, cho biết, CLB được thành lập ngày 19/7/2018 với 50 thành viên. Đến nay, với 90 hội viên, CLB đã chứng tỏ rõ hiệu quả và góp phần làm thay đổi một phần diện mạo vùng quê thuần nông còn nhiều khó khăn.

“Thôn có mấy trăm hộ dân, vài nghìn nhân khẩu. Số người cao tuổi không ít, lại chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Từ ngày CLB được thành lập, đến nay đa số người cao tuổi ở địa bàn đã tham gia. Hội viên đều vui vẻ sinh hoạt và vượt qua tự ti.

Mỗi lần CLB sinh hoạt đều vui như Tết. Các thành viên được chia thành các tổ; có quy chế, quy định. Có những người vào CLB mới thật sự được quà sinh nhật lần đầu trong đời bởi trước đó, đời sống còn quá vất vả... Hội viên được chăm sóc sức khỏe thường xuyên nên ai cũng khỏe hẳn ra. Lúc đầu có những gia đình, con cái không cho bố mẹ đi sinh hoạt nhưng đến nay trước lợi ích thiết thực, họ còn chủ động đưa đón bố mẹ đi sinh hoạt CLB…”, ông Chức cho hay.

Ấn tượng với câu lạc bộ đặc biệt giúp người người cao tuổi hạnh phúc, đẩy lùi đói nghèo ở Thủ đô ảnh 2

Thành viên CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở thôn Lầy tập thể dục dưỡng sinh, rèn luyện sức khỏe

Thành viên CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thường xuyên đến chắm sóc, đỡ đần người già neo đơn, khó khăn

Thành viên CLB Liên thế hệ tự giúp nhau thường xuyên đến chắm sóc, đỡ đần người già neo đơn, khó khăn

Không chỉ cùng nhau rèn luyện sức khỏe, các thành viên CLB còn thường xuyên được tổ chức đo huyết áp, khám bệnh định kỳ. CLB còn thành lập 1 tổ “đặc nhiệm” với 10 thành viên. Hàng tuần họ phân công nhau đến chăm sóc sức khỏe những hội viên yếu và những người già neo đơn, có hoàn cảnh khó khăn. Tình làng nghĩa xóm càng thêm ấm áp. Đặc biệt, đời sống người cao tuổi được chăm lo tốt cả vật chất và tinh thần.

Ngay trong buổi sinh hoạt, các hội viên đã đến nấu ăn, quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe cho cụ Đặng Thị Mai - một người già neo đơn, bị tim và khuyết tật bẩm sinh giúp cụ có chỗ dựa về tinh thần lúc tuổi già, ốm đau, bệnh tật. là 1 trong 6 cụ già neo đơn đang được các thành viên CLB chăm sóc, đỡ đần thường xuyên cụ Mai mừng và cho biết lần nào cũng xúc động trước tình cảm ấm áp của các hội viên CLB…

Giúp nhau xóa nghèo

Trong lần sinh hoạt tháng cuối năm này, các thành viên của CLB được phổ biến về cách sử dụng nước tro, một loại thuốc trừ sâu tự nhiên rất tốt cho việc trồng rau sạch. Suốt 3 năm qua, các thành viên CLB đã được tiếp cận với nhiều kỹ thuật nông nghiệp dễ dàng áp dụng trong sản xuất hằng ngày. Sau đó họ sẽ được vay vốn để đầu tư sản xuất. Số vốn vay cho mỗi người chỉ là 5 đến 7 triệu nhưng cũng thật đáng quý bởi ngoài vốn còn là sự giúp đỡ hết mình của các hội viên trong CLB.

Từ đó, những mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả đã ra đời mang lại thu nhập không nhỏ cho chính cách hội viên CLB và gia đình như: làm giá đỗ sạch, rau sạch, trồng hoa…

Bà Đặng Thị Nguyên, một trong những thành viên CLB thành công với mô hình rau sạch dẫn chúng tôi đi thăm vườn rau ngay sân nhà bà. Năm nay dù đã 73 tuổi nhưng người phụ nữ có vóc người nhỏ nhắn điển hình của đồng bằng Bắc Bộ ấy vẫn nhanh nhẹn lắm.

Vừa dẫn tôi đi khắp vườn, bà Nguyên nhìn rau quả đang lên mơn mởn mà cười nói. Với bà Nguyên, cả đời gắn với ruộng vườn nhưng chỉ đến lúc 70 tuổi bà mới biết thế nào là làm nông nghiệp đúng cách. Khu vườn rau khoảng gần 500 m2 thôi nhưng được bố trí khoa học. Dưới cùng là bắp cải. Trên là giàn bầu bí… Các loại rau nối nhau thu hoạch đều đặn.

Bà Đặng Thị Nguyên (ngoài cùng bên phải) cùng mô hình sản xuát rau sạch thành công của mình

Bà Đặng Thị Nguyên (ngoài cùng bên phải) cùng mô hình sản xuát rau sạch thành công của mình

“Khi sinh hoạt CLB, được nghe về cách làm rau sạch và các kỹ thuật cũng không quá phức tạp, ai cũng làm được. Tôi mạnh dạn vay vốn 5 triệu đồng từ CLB để mở rộng diện tích trồng rau sạch tại nhà. Đến nay, mỗi tháng nhà có thu nhập 6,7 triệu đồng từ vườn rau này. Đây là chuyện mấy chục năm trong đời trước đây tôi chưa từng nghĩ đến. Người già ở vùng quê có ích lại mang thu nhập ổn định, sức khỏe tốt là điều thật tuyệt vời”, bà Nguyên phấn khởi chia sẻ.

Ông Đặng Quang Tuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Phúc khẳng định, mô hình CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở thôn Lầy thật sự mang lại hiệu quả và được cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương ghi nhận và đánh giá cao. Đây là mô hình cơ bản đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi, thích ứng với tình hình già hóa dân số, phù hợp với tâm lý, sức khỏe, nhu cầu của người cao tuổi và điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Thời gian tới, xã sẽ nhân rộng mô hình này tới 5 thôn còn lại.

Như các huyện khác của Hà Nội, Phúc Thọ đã chuyển mình trong nỗ lực xây dựng nông thôn mới. Những con đường liên thôn, liên xã thẳng tắp. Thôn Lầy hôm nay đã có tên mới là thôn số 2 với diện mạo khác xa ngày trước. Đời sống người dân không ngừng được nâng cao.

Cùng với đó, sự thành công của CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở đây đang mang lại đổi thay lớn với đời sống người cao tuổi. Việc chăm sóc đầy đủ đời sống vật chất và tinh thần của họ rất cần nhân rộng bởi nó vừa là truyền thống của dân tộc cũng là tiêu chí đánh giá văn minh, phát triển bền vững ở bất kỳ đâu...

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở thôn Lầy (xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) là điểm sáng cần nhân rộng

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở thôn Lầy (xã Vân Phúc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) là điểm sáng cần nhân rộng

Mô hình hiệu quả cần nhân rộng

CLB Liên thế hệ tự giúp nhau là một tổ chức xã hội tự nguyện tại cộng đồng, tập hợp nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi ở cộng đồng, trong đó phần lớn là người cao tuổi, người thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, là phụ nữ, với tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

Đến nay ở Hà Nội đã thành lập được 94 CLB Liên thế hệ tự giúp nhau, trong đó có 16 CLB thuộc dự án VIE 070 – Hỗ trợ người cao tuổi thiệt thòi thông qua nhân rộng CLB Liên thế hệ tự giúp nhau ở Việt Nam. Tổng số thành viên của các Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau là 5.679 người, trong đó thành viên là người cao tuổi có 4.024 người, thành viên nữ là 4.137 người, 58 người thuộc hộ nghèo, cận nghèo có 504 người, cô đơn không nơi nương tựa là 222 người và hoàn cảnh khó khăn là 1547 người.

Qua thực tiễn hoạt động của Câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau thôn Lầy và ở địa bàn toàn TP, có thể khẳng định đây là mô hình đúng đắn, nhân văn, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cộng đồng và cần nhân rộng.

Tin cùng chuyên mục