Alexander Graham Bell và đường dây điện thoại đầu tiên trên thế giới

ANTĐ - Phát minh điện thoại của Alexander Graham Bell đã khơi nguồn cho một cuộc cách mạng viễn thông thay đổi thế giới. 
Trước đó, công nghệ hiện đại nhất chính là bảng mã điện báo Morse. Từ niềm đam mê công việc dạy cho người khiếm thính và sự am hiểu bảng mã Morse, Alex đã phát minh ra ‘máy điện báo âm thanh’ và sau này đổi tên thành ‘điện thoại’.

Gia đình nhà Bell

Alexander Graham Bell sinh ngày 3-3-1847 tại Edinburgh, Scotland. Cha của ông là Alexander Melville Bell và mẹ là Eliza Grace Symonds Bell. Cậu bé Aleck là con thứ hai trong gia đình và tên của cậu được đặt theo tên ông nội và bố theo truyền thống thời đó. Không may là hai người anh em của Alex đều mất vì dịch viêm phổi làm cho hàng loạt trẻ em chết yểu vào thời đó.

Edinburgh, thủ đô của Scotland thời đó được mệnh danh là “Athen phương Bắc” vì đây là một thành phố của văn hóa, giáo dục và học tập. Sống trong không gian đó, cậu bé Aleck bắt đầu hình thành niềm đam mê khám phá khoa học và nghệ thuật. Aleck cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ ông mình- một giáo sư khả kính dạy môn diễn thuyết trước công chúng. 

Alexander Graham Bell và đường dây điện thoại đầu tiên trên thế giới ảnh 1
Alexander Graham Bell


Mẹ của ông là một người khiếm thính nhưng bà vẫn là một nhạc công dương cầm rất thành công. Chính Alexander đã lấy người mẹ của mình làm động lực vượt qua khó khăn cũng như tìm ra phương thức chữa bệnh khiếm thính cho mẹ bằng cách phát minh ra điện thoại.

Alexander Graham Bell không đi học mà được mẹ dạy dỗ tại nhà. Họ cùng nhau khám phá và tìm tòi bất cứ điều gì hấp dẫn họ. Vì thế, từ nhỏ cậu bé Aleck đã có kiên thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực cũng như niềm đam mê tìm hiểu thế giới không ngừng. Sau này, ông có đi học trường tư trong vòng 1 năm để chuẩn bị cho khóa học chính quy hai năm tại trường trung học hoàng gia.

Năm 12 tuổi khi đang theo học tại trường hoàng gia, ông có phá minh đầu tiên. Khi đó Alex và một người bạn đang quan sát hoạt động của một nhà máy xay bột và ông nhận thấy quá trình tách trấu khỏi bột rất khó khăn. Alex đã phát triển thành công một hệ thống các mái chèo và đinh ốc hoạt động tự động để tách trấu một cách hiệu quả.

Nghiên cứu về sự truyền âm

Năm 16 tuổi, Alex bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên về "cơ chế truyền âm". Ông cũng có được một vị trí giảng viên tại học viện Weston với môn âm nhạc và nghệ thuật diễn thuyết.

Ông tiếp tục phát triển công nghệ “Lời nói khả kiến” giúp người khiếm thính có thể học được vị trí của các cơ quan liên quan tới lời nói như môi, lưỡi và ngạc để tạo âm thanh dù họ không thể nghe được những gì mình vừa nói.
Alexander Graham Bell và đường dây điện thoại đầu tiên trên thế giới ảnh 2
Bản thiết kế điện thoại


Năm 1870, Alex cùng gia đình vượt đại dương để bắt đầu cuộc sống mới tại Canada. Một năm sau đó, ông chuyển tới Mỹ dạy học và tận hưởng bầu không khí bác học tại thành phố Boston. Tới năm 1872, Alex tìm thấy một trường dạy cho người khiếm thính sử dụng những công nghệ ông đã phát triển trước đó cho các giáo viên dạy người khiếm thính. Trường đào tạo sau đó được hợp nhất với đại học Boston. Vào thời điểm đó, học vị giáo sư bắt đầu được công nhận và Alexander Graham Bell trở thành giáo sư đầu tiên của bộ môn Sinh lý học lời nói năm 1873. Đến năm 1882, ông trở thành công dân vĩnh viễn hợp pháp của Hoa Kỳ.

Từ điện báo tới viễn thông

Phát minh điện thoại của Alex đã khơi nguồn cho một cuộc cách mạng viễn thông thay đổi thế giới. Trước đó, công nghệ hiện đại nhất chính là bảng mã điện báo Morse. Từ niềm đam mê công việc dạy cho người khiếm thính và sự am hiểu bảng mã Morse, Alex đã phát minh ra ‘máy điện báo âm thanh’ và sau này đổi tên thành ‘điện thoại’.

Ý tưởng thực sự truyền tiếng nói điện tử trong một khoảng cách xa luôn luôn là một khái niệm cuốn hút Alex. Từ công nghệ điện báo, ông đã suy nghĩ rất nhiều để phát triển điện thoại.

Năm 1875 ông sản xuất máy thu đơn giản đầu tiên của mình có khả năng chuyển các xung điện thành âm thanh. Alex cuối cùng tạo ra một máy tính mà có thể cả truyền và nhận âm thanh. Phát minh đáng chú ý và thay đổi thế giới này đã được ông đăng ký bằng sáng chế vào năm 1876. 

Alexander Graham Bell và đường dây điện thoại đầu tiên trên thế giới ảnh 3
Gia đình nhà Bell năm 1885


Không giống như nhiều phát minh mới khác, điện thoại đã được thông qua một cách nhanh chóng. Chỉ sau một năm trạm trao đổi điện thoại đầu tiên đã được xây dựng ở Connecticut và Công ty Bell Telephone được thành lập. Alexander Graham Bell nhanh chóng trở thành một người đàn ông rất giàu có. Ông đã được trao một số giải thưởng uy tín và tiếp tục phát triển hơn nữa các thí nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là công nghệ để giúp người khiếm thính. 

Ông cũng thành lập The National Geographic Society và là một trong những chủ tịch và biên tập viên đầu tiên của tạp chí. Ông qua đời trong yên bình vào mùa xuân năm 1922.

Chiếc điện thoại đầu tiên

Alexander Graham Bell và đường dây điện thoại đầu tiên trên thế giới ảnh 4
Cuộc điện thoại đường dài đầu tiên được thực hiện.
Alex không bao giờ gọi được cho mẹ hay vợ ông vì họ đều là những người khiếm thính



Chiếc điện thoại đầu tiên do Alexander Graham Bell chế tạo gồm một nam châm điện đôi có màng căng phía trước như mặt trống. Giữa màng chắn là một dây làm bằng sắt. Có thêm một ống nghe hình như cái phễu tương tự như trong các máy hát thời xưa. Khi nói vào ống nghe, một chuỗi các rung động sẽ được tạo ra ở màng chắn, truyền tới dây sắt và tạo ra dòng điện dao động chạy qua dây dẫn. Thiết bị nhận ở đầu dây bên kia là một đĩa kim loại được nối với một đường ống và một nam châm điện khác. Các xung điện từ được truyền tới sẽ làm đĩa rung và tạo sóng âm tương ứng với những gì người gọi đã nói. Alexander đã gọi thiết bị của mình là “Máy điện báo âm thanh”.
Cuộc điện thoại đầu tiên cũng là do Alex tự tay thực hiện. Ông đã gọi cho trợ lý cơ điện của mình là Thomas Watson ở phòng bên cạnh và nói đơn giản “Anh Watson, sang đây đi, tôi muốn gặp anh!”. Nhiều năm sau, đường điện thoại đường dài đầu tiên được thiết lập giữa New York và Chicago.