70% phố trùng tên, có nên đổi?

(ANTĐ) - Theo quy hoạch mới của Hà Nội mở rộng, nội ngoại thành Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây hiện đang nhiều đường phố trùng tên nhau. Trong một đô thị hiện đại, không nên tồn tại những tuyến phố, tuyến đường có tên giống nhau nhưng nếu đổi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy từ việc quản lý hành chính như: cấp lại giấy tờ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu…

70% phố trùng tên, có nên đổi?

(ANTĐ) - Theo quy hoạch mới của Hà Nội mở rộng, nội ngoại thành Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây hiện đang nhiều đường phố trùng tên nhau. Trong một đô thị hiện đại, không nên tồn tại những tuyến phố, tuyến đường có tên giống nhau nhưng nếu đổi sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy từ việc quản lý hành chính như: cấp lại giấy tờ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu…

Để rõ hơn về vấn đề này, PV Báo ANTĐ đã có cuộc trao đổi cùng Tiến sĩ Nguyễn Thị Dơn -  Thư ký Hội đồng đổi đặt tên đường phố Hà Nội. 

- PV: Thưa bà, theo quy hoạch mở rộng, Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây đã có những đường phố trùng tên với nhau? Quan điểm của bà về vấn đề này như thế nào? 

- TS. Nguyễn Thị Dơn: Theo Nghị định của Chính phủ về việc đổi đặt tên đường phố, thị xã ban hành cách đây vài năm đã nêu rõ, trong một thành phố không nên đặt tên đường phố giống nhau, nhưng việc trùng tên hiện nay là bất khả kháng. Theo ý kiến cá nhân tôi, thì không nên đổi tên. Trước mắt, các đường phố vẫn sẽ giữ nguyên tên, kèm theo đó là địa chỉ phường, quận, để tránh nhầm lẫn.

Đài Tiếng nói Việt Nam ở 37 Bà Triệu.
Đài Tiếng nói Việt Nam ở 37 Bà Triệu.

- PV: Đã có thống kê con số cụ thể về các tuyến phố trùng tên nhau chưa, thưa bà?

- TS. Nguyễn Thị Dơn: Hiện tại có khoảng 70% các tuyến phố mang tên danh nhân bị trùng. Hà Nội  có gần 700 đường phố đã được đặt tên và điều chỉnh độ dài, đã tương đối quy chuẩn, còn Hà Đông và Sơn Tây cần có thời gian khảo sát hiện trạng và thống kê thì mới có con số cụ thể.

- PV: Nếu không đổi tên, thì phương án được đưa ra trước mắt là gì?

- TS. Nguyễn Thị Dơn: Trước mắt, chúng ta phải có những điều tra, khảo sát cụ thể, chính xác có bao nhiêu đường phố trùng nhau, các dạng tên đặt cho đường phố thế nào, bao nhiêu tuyến phố mang tên danh nhân, tên sự kiện, tên địa danh cùng những dạng tên khác… Từ đó, sẽ có phương án cụ thể, giải quyết việc quản lý đô thị riêng về mặt số nhà. Theo tôi, cần có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Hà Nội cũ và mới để giải quyết công việc này.

Một quán ăn cũng ở 37 Bà Triệu.
Một quán ăn cũng ở 37 Bà Triệu.

- PV: Để ổn định quy hoạch và quản lý hành chính được tốt, về lâu dài, Hà Nội chắc phải có dự định cho việc đặt tên đường phố chứ, thưa bà?

- TS. Nguyễn Thị Dơn: Thành phố đang xây dựng

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc (Thành viên Hội đồng đổi đặt tên đường phố Hà Nội)

Không nên thay đổi

“Theo tôi vấn đề trùng tên đường phố của Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây xử lý rất đơn giản. Hãy giữ nguyên, không thay đổi gì cả, bởi nếu đổi sẽ rất phức tạp kéo theo vô số vấn đề liên quan như thư tín, nhân khẩu, chứng minh nhân dân, giấy khai sinh, giấy tờ nhà đất… Để tránh có những nhầm lẫn, ta chỉ cần ghi rõ tên phường, quận vào sau mỗi tuyến phố ví như phố Lương Văn Can - Hoàn Kiếm - Hà Nội;  Lương Văn Can - Hà Đông - Hà Nội là chuẩn. ở TP.HCM chẳng hạn, có những tuyến phố dài, đi qua 2-3 quận, vậy là ta chỉ cần ghi rõ tên quận là không có chuyện nhầm lẫn nữa”.

nhiều khu đô thị, chung cư mới, nhiều đường mới đang dần hình thành và hoàn thiện. Thế nên, khi đặt tên cho các đường phố mới này, nếu tên các danh nhân tiêu biểu đã được dùng để đặt tên đường phố ở Hà Nội rồi thì sẽ không đặt tiếp nữa để tránh sự trùng lắp. Đối với các đường phố mới nên khai thác tên địa danh cổ của vùng đó hoặc tên những làng nghề cổ, các danh lam thắng cảnh của đất nước… Chẳng hạn như ở TP.HCM, những đường phố còn được đặt tên bằng sự kiện tiêu biểu. Tôi rất đồng tình với cách đặt tên như thế.

Hà Nội sau này, cũng phải nghiên cứu để có những tên đường mang tên những sự kiện. Các sự kiện lịch sử tiêu biểu là dạng tên mà các tỉnh, thành đều nghiên cứu để đặt chứ không cứ gì Hà Nội. Hà Nội cũng đang mong muốn tìm được một con đường khang trang, tương xứng với sự kiện Cách mạng Tháng Tám để đặt, cụ thể như, có thể gọi đó là Đại lộ Cách mạng Tháng Tám. Nhưng đặt tên sự kiện lịch sử cho các tuyến đường là việc khó, phải bàn thảo nhiều.

- PV: Xin cảm ơn bà!

Quỳnh Vân (Thực hiện)