10 sai lầm sử dụng tủ lạnh không đúng cách

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
ANTD.VN -  Bạn đã sử dụng tủ lạnh đúng cách chưa?  10 sai lầm sử dụng tủ lạnh cần loại bỏ ngay nếu bạn không muốn tốn tiền điện, thực phẩm không tươi và tủ nhanh hỏng.

Những sự cố hỏng hóc tủ lạnh do người dùng sử dụng chưa đúng cách, để giúp mọi người không mắc phải những sai lầm sử dụng tủ lạnh, ứng dụng sửa tủ lạnh Ong Thợ sẽ cho bạn biết 10 sai lầm cần loại bỏ ngay khi sử dụng tủ lạnh là những gì.

1. Để thực phẩm nóng trong lủ lạnh

Có nhiều lý do khuyên bạn không nên để thức ăn nóng trong tủ lạnh như làm mất giá trị dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn và gia đình, làm tủ lạnh nhanh hỏng hơn.

Làm mất giá trị dinh dưỡng của thực phẩm: Quá trình làm nguội một thực phẩm nóng ở trong tủ lạnh có thể kéo dài, khiến nhiệt độ bên trong tủ luôn cao hơn mức nhiệt cần thiết cho quá trình bảo quản lạnh, khiến cho thực phẩm cần được làm lạnh và các thực phẩm khác đang để trong tủ có thể bị biến chất do không đủ lạnh.

Gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng: Việc bạn đột ngột cho một thực phẩm nóng vào tủ lạnh, sẽ dẫn đến hiện tượng “sốc nhiệt” cho thực phẩm. Đây là một điều kiện tốt cho các loại vi khuẩn gây hại phát triển, làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn của thực phẩm, khiến cho chúng không còn an toàn để ăn. Ngoài ra, nếu các loại thực phẩm nóng được chứa trong vật dụng bằng nhựa, sẽ tạo ra một số phản ứng hóa học đe dọa sức khỏe của người dùng.

Làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh: Thực phẩm nóng khi đưa vào tủ lạnh sẽ toả nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong tủ tăng lên, tủ lạnh phải lập tức khởi động mô-tơ để nhanh chóng đưa nhiệt độ trong tủ về mức nhiệt đã cài đặt, điều này có thể làm giảm tuổi thọ của tủ lạnh. Bên cạnh đó, hơi nóng từ thực phẩm được truyền qua vật chứa như ngăn, hộp, nồi dẫn đến biến dạng khay trong tủ.

Làm tăng chi phí: Việc phải làm nguội thực phẩm khiến cho tủ lạnh phải hoạt động tăng cường, tăng nhiệt độ tạm thời làm tiêu tốn năng lượng không cần thiết, gây tốn điện. Hơn nữa, việc phải hoạt động hết công suất quá nhiều, khiến cho thiết bị nhanh xuống cấp, dễ hư hỏng.

Lời khuyên dành cho bạn: Từ các ý kiến của những chuyên gia dinh dưỡng và nhà sản xuất, bạn nên: Để thực phẩm vừa đun nóng nguội bớt trong khoảng 10-15 phút. Cho thực phẩm vào hộp kín có nắp, nếu có thể thì dùng hộp đựng bằng thủy tinh, nếu khối lượng thực phẩm nhiều thì nên chia ra vài hộp nhỏ, sẽ giúp tủ lạnh làm lạnh nhanh hơn. Không bỏ thức ăn còn nóng hổi vào tủ lạnh, đồng thời phải luôn đậy kín thức ăn trước khi bỏ tủ lạnh, tránh để hơi nóng tỏa ra khắp tủ vừa hại tủ vừa gây hỏng thực phẩm khác, lây nhiễm chéo vi khuẩn từ thực phẩm khác.

Nhiều người quan tâm >>> Tốp 10 địa chỉ sửa máy giặt uy tín tại Hà Nội

2. Mở cửa tủ lạnh liên tục

Việc mở cửa liên tục có đôi chút ảnh hưởng thứ nhất tủ lạnh mở cửa liên tục sẽ ảnh hưởng tới nhiệt độ bên trong tủ, không đảm bảo nhiệt độ bạn cài đặt, bị thoát hơi liên tục. Bạn sẽ thấy tủ kém lạnh dần đối với tủ lạnh trực tiếp thì không có gì ảnh hưởng nhiều, đối với tủ lạnh không bám tuyết có thể thời gian bạn mở quá nâu việc bám đá trực tiếp trong dàn dẫn đến không lưu thông được gió, dẫn đến hỏng hóc. Cách khắc phục: bạn rút tủ lạnh ra không sử dụng khoảng 6 tiếng sau đó cắm lại có thể sẽ hoạt động bình thường. Cần giảm thiếu số lần mở tủ lạnh và thời gian mở.

Việc mở liên tục (hoặc mở quá lâu) sẽ gây thất thoát hơi lạnh, tủ phải chạy liên tục tiêu hao nhiều năng lượng. Cách tốt nhất, khi chuẩn bị bữa ăn, nên thực đơn trước để biết nấu món gì, cần đến nguyên liệu gì để khi mở tủ lạnh lấy sẽ không mất nhiều thời gian cũng như hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Ngoài ra, nên sắp xếp thực phẩm một cách ngăn nắp, khoa học để khi mở tủ lạnh không mất nhiều thời gian lục tìm đồ.

3. Dự trữ quá nhiều thực phẩm

Mọi người hầu hết, thường nghĩ: bất kỳ thực phẩm nào dư thừa hoặc thực phẩm mua về dự trữ đều có thể cho vào bất kỳ ngăn nào trong tủ lạnh cũng được. Thực tế việc sắp xếp thứ tự các loại thực phẩm trong tủ lạnh cũng đóng vai trò quan trọng trong vấn đề bảo quản. Chúng ta cũng không nên nhồi nhét, dự trữ thực phẩm quá nhiều. Hãy sắp xếp mọi thứ xen kẽ nhau và đặc biệt là phải thông thoáng ở vị trí hệ thống khí vì như vậy sẽ làm cho hệ thống khí làm lạnh lan tỏa đều khắp tủ lạnh, đảm bảo nhiệt độ, không ảnh hưởng đến chất lượng bảo quản. Hãy thông minh hơn trong việc lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh để đảm bảo tủ lạnh vẫn có thể lưu thông một cách hiệu quả nhất.

4. Cài đặt nhiệt độ quá thấp, hoặc quá cao

Tủ lạnh ngày nay đã trở thành một trong những cánh tay phải đắc lực của các chị em nội trợ, trước đây thiết bị này có công dụng chính là dự trữ nước giải khát và làm đá, sau nhiều đợt cải tiến và tích hợp nhiều tính năng hiện đại hơn thì giờ đây tủ lạnh còn giúp bảo quản thực phẩm dành cho gia đình luôn tươi ngon trong thời gian lâu hơn. Tuy nhiên theo như các thợ sửa điện lạnh App Ong Thợ nếu bạn cài nhiệt độ quá thấp sẽ dẫn tới một số hiện tượng như sau: thực phẩm có thể bị cháy, lạnh quá, tiền điện bạn phải chi trả thì tăng lên, thậm chí việc bị quá tải dẫn tới hỏng hóc rất nhanh. Còn đối với cài đặt nhiệt độ cao quá thì cũng không tốt đơn giản sẽ không đủ nhiệt độ để dự chữ một số loại thực phẩm khiến thực phẩm bạn lưu trữ nhanh chóng bị hóc.

5. Để tủ lạnh sát tường

Ngày nay, những chiếc tủ lạnh đã trở nên quen thuộc trong căn bếp của mọi nhà. Tuy vậy không phải tất cả mọi người đều biết cách tìm khoảng không để tủ lạnh được hợp lý chính những điều này khiến bạn mắc phải những sai lầm khi sử dụng tủ lạnh có thể do không gian bếp có hạn, nhiều người kê sát chiếc tủ lạnh vào tường hoặc gần nguồn nhiệt. Điều này khiến cho hệ thống dàn lạnh phía sau tủ bị “ngộp thở”, và hậu quả là bạn sẽ tốn nhiều điện hơn mà hiệu quả làm mát lại thấp xuống, tủ lạnh nhanh hỏng hóc, giảm tuổi thọ. Bạn nên đặt tủ lạnh cách tường tối thiểu 10 cm để có đủ không gian thoát nhiệt ở 2 bên hông và sau lưng tủ, giúp tiết kiệm tối đa điện năng, đồng thời giúp làm mát dàn lạnh một cách hiệu quả.

6. Dự trữ thực phẩm gây mùi

Tại sao tôi khuyên bạn không nên để thực phẩm có mùi trong tủ lạnh? Hẳn bạn cũng hiểu tương đối tôi xin được nhắc lại thực phẩm gây mùi có thể khiến bạn phải gánh hậu quả là làm quẩn mùi trong tủ lạnh cả năm trời, thậm chí mùi dễ chịu thì không sao nếu những mùi khó chịu bạn thậm chí còn bỏ luôn vất đi cả một tủ lạnh thực phẩm mà bạn đang dự trữ vì bị lẫn mùi ở thực phẩm đó. Với những thức ăn còn thừa, cần cho vào hộp kín, đậy nắp thật cẩn thận để mùi thức ăn không thoát ra tủ lạnh, lâu ngày khiến tủ lạnh có mùi hôi. Một số loại trái cây có mùi có thể khiến tủ lạnh “ám mùi” dai dẳng.

7. Để rượu bia trong ngăn làm đá

Bạn cũng không nên để rượu, bia và các chất dễ cháy khác như cồn, xăng… trong tủ lạnh, đặc biệt là để ở ngăn đông đá. Không gian giới hạn của tủ lạnh là điều kiện tốt cho cháy nổ nếu khi khởi động hoặc xảy ra sự cố có tia lửa. Đồ uống có cồn bạn có thể được để trong tủ lạnh nhưng chỉ là ngăn lạnh thay vì ngăn đông. Chúng tôi cũng khuyến cáo tủ lạnh nếu không dùng đúng cách rất dễ biến thành “bom”. Do đó, không nên sử dụng loại tủ lạnh quá cũ. Còn nếu đang sử dụng tủ lạnh cũ thì không nên dự chữ nước ngọt trong ngăn đông đá, khối lượng của nó sẽ tăng lên, khiến chiếc lon bị biến dạng và cuối cùng là phát nổ. Thứ 2, ở nhiệt độ dưới 0 độ C, các loại nước có gas có thể vẫn có một phần ở dạng lỏng do nhiệt độ đóng băng đã bị giảm xuống.

Xem thêm >>> 10 địa chỉ sửa tủ lạnh uy tín nhất tại Hà Nội

8. Rút hoặc cắm tủ liên tục

Sai lầm thứ 8 khi sử dụng tủ lạnh càn loại bỏ là rút ra cắm vào liên tục tủ lạnh. Bạn băn khoăn có nên rút điện tủ lạnh thường xuyên không bởi khi rút nguồn điện ra vẫn có thể tiết kiệm được điện và tủ không phải hoạt động liên tục. Nhiều người cho rằng tủ lạnh hoạt động liên tục 24/24h cũng khiến cho các bộ phận làm việc quá công suất. Nhưng đây là một trong những sai lầm thường thấy khi sử dụng tủ lạnh. Bạn có tưởng tượng ra rằng ngày nào tủ lạnh cũng tốn thời gian và công suất để cấp lạnh thì các bộ phận phải làm việc nhiều như thế nào? Đây mới chính là một trong những nguyên nhân làm cho tủ lạnh phải làm việc quá nhiều dẫn đến hư hỏng, giảm tuổi thọ sử dụng.

9. Để tủ lạnh ở nơi nồm ẩm

Để tủ lạnh nơi ẩm ướt sẽ rình rập những nguy hiểm. Với nhiều gia đình không gian chật chội cùng nhỏ hẹp đã khiến họ không có nhiều lựa chọn cho việc để tủ lạnh ở một vị trí thích hợp, tuy nhiên cho dù là như vậy bạn cũng phải tìm những phương án thay thế để có thể có một nơi tốt nhất cho vị trí tủ lạnh nhà bạn, kể cả việc chuyển đổi vị trí của các vật dụng khác đã có từ trước đó, việc này không những giúp tủ lạnh ít bị hư hỏng mà còn tạo được an toàn cho người dùng. Nếu có một không gian tốt hơn thì tôi khuyên bạn nên chuẩn bị nơi khô thoảng nhất để tủ lạnh làm việc được hiệu quả.

10. Dùng túi nilon bảo vệ thực phẩm

Một trong những thói quen cực xấu mà dường như bà nội trợ nào cũng mắc phải chính là sử dụng túi ni lông để đựng thực phẩm bỏ vào trong tủ lạnh dùng dần. Trong thành phần của các loại túi nilon tràn lan trên thị trường thường chứa chất hóa học BPA và DEHP. BPA là chất rất có hại đối với sức khỏe con người. BPA là một trong những tác nhân gây nên bệnh béo phì, khiến vòng eo lớn hơn bình thường ở nhóm đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên. Túi ni lông không chỉ không tốt về những thành phần mà thậm chí nó chính là thứ làm cản độ lưu thông ở tủ lạnh, nó bịt các cửa gió làm tủ không lưu thông được không khí dẫn tới tủ nhanh hỏng hơn, hãy loại bỏ ngay sai lầm sử dụng tủ lạnh bằng túi ni lông.

Trên đây là 10 sai lầm khi sử dụng tủ lạnh cần được loại bỏ ngay lập tức nếu bạn không muốn mất tiền oan. Nếu tủ lạnh bạn gặp sự cố, cần thợ sửa chữa hãy liên hệ tới Ong Thợ tại web https://appongtho.vn/. Hoặc gọi 10 địa chỉ sửa tủ lạnh uy tín tại Hà Nội dưới đây:

1. Quận Cầu Giấy: 29 Nguyễn Khánh Toàn Cầu Giấy - 024 22 111 838

2. Quận Thanh Xuân: 328 Nguyễn Trãi Thanh Xuân - 024 85 87 33 78

3. Quận Hoàng Mai: 120 Trương Định Hoàng Mai - 024 66 75 76 75

4. Quận Đống Đa: 178 Tây Sơn Đống Đa - 024 22 603 990

5. Quận Long Biên: 96 Nguyễn Văn Cừ Gia Lâm - 024 66 75 77 58

6. Quận Nam Từ Liêm: CT2 Mỹ Đình 2 Từ Liêm - 024 66 75 75 33

7. Huyện Thanh Trì: 102 Ngọc Hồi Thanh Trì - 22 133 626

8. Quận Hoàn Kiếm: 27 Bà Triệu Hai Hà Trưng - 85 87 33 79

9. Quận Hà Đông: 95 Quang Trung (Hà Đông) - 024 85 87 33 80

10. Quận Tây Hồ: 191 Lạc Long Quân - 0941 559 995