1/3 tài nguyên sinh vật trên hành tinh đã bị con người hủy hoại

ANTĐ - Các nhà sinh thái học mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo: từ năm 1970 đến 2008, các nguồn tài nguyên sinh vật trên hành tinh chúng ta đã bị thu nhỏ 28%. Các dữ liệu từ các chuyên gia cho biết, so với năm 1966, Mỹ là nước sử dụng nguồn nhân lực và tài nguyên lớn nhất thế giới.

Các nhà sinh thái học mới đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo: từ năm 1970 đến 2008, các nguồn tài nguyên sinh vật trên hành tinh chúng ta đã bị thu nhỏ 28%. Các dữ liệu từ các chuyên gia cho biết, so với năm 1966, Mỹ là nước sử dụng nguồn nhân lực và tài nguyên lớn nhất thế giới.

Những dữ liệu này có trong bản báo cáo Living Planet cứ một năm 2 lần được các chuyên gia từ Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã thế giới WWNF công bố. Để đưa ra được kết luận này, các chuyên gia từ quỹ WWNF đã tiến hành nghiên cứu quá trình phát triển của hơn 9.000 động vật có vú, cá, chim, bò sát và loài lưỡng cư, trang Vesti.ru báo cáo.

1/3 tài nguyên sinh vật trên hành tinh đã bị con người hủy hoại ảnh 1
Rác thải tràn lan trên biển

Bản báo cáo khẳng định nếu toàn bộ thế giới sử dụng tài nguyên thiên nhiên với tỉ lệ như người Mỹ hiện nay, thì để giữ được sự cân bằng sinh thái, chúng ta sẽ cần tới 5 hành tinh để duy trì sự tồn tại của Trái Đất. Mỹ chỉ đứng vị trí thứ 5 trong danh sách những nước tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên nhiều nhất thế giới tương ứng với tỉ lệ dấn số.

Những quốc gia tiêu thụ nhiều nhất nằm trong danh sách này gồm Qatar, Kuwwait, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất và Đan Mạch. Đứng sau Mỹ là Bỉ, Úc, Canada, Hà Lan và Ireland. Nga đứng thứ 33 trong danh sách.

1/3 tài nguyên sinh vật trên hành tinh đã bị con người hủy hoại ảnh 2

Lượng rác thải tại Thái Bình Dương đã tăng lên 100 lần trong vòng 40 năm qua. Khu vực có nhiều rác nhất ở Thái Bình Dương là đoạn giữa California và Hawaii. Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng những rác thải kích thước nhỏ gây ra một mối đe dọa lớn cho các dạng sống dưới biển vì chúng có thể dễ dàng đi vào hệ hô hấp và tiêu hóa của sinh vật. Có khoảng 10% lượng cá bắt được ở các khu vực gần các đảo rác này có dấu tích của các mảnh nhựa nhỏ trong dạ dày, báo cáo cho biết.