[Infographic] Quay lại vụ Triều Tiên bắn hạ EC-121 của Mỹ năm 1969, khiến 31 người chết

ANTD.VN - Những căng thẳng gần đây khi Triều Tiên đe dọa bắn hạ máy bay ném bom Mỹ khiến người ta liên tưởng tới việc nước này từng bắn hạ máy bay trinh sát EC-121 của Mỹ làm toàn bộ thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.

 

Bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực của một cuộc đối đầu quân sự mới. Mỹ và Triều Tiên liên tục đưa ra những tuyên bố đe dọa hủy diệt lẫn nhau. Trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ hủy diệt toàn bộ Triều Tiên nếu phải tự vệ hoặc để bảo vệ đồng minh.

Đáp lại, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho, ngày 25/9 lên án những phát biểu của Tổng thống Trump. Ông coi đây chính là tuyên bố chiến tranh và Triều Tiên có quyền bắn hạ máy bay Mỹ, ngay cả khi các phi cơ không đi vào không phận nước này.

Mô tả ảnh

Mô tả ảnh

Căng thẳng gần đây gợi nhớ đến sự kiện năm 1969, khi tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên bắn rơi phi cơ do thám EC-121 của Mỹ trên biển Nhật Bản khiến 31 người thiệt mạng. Đây được xem là sự cố tồi tệ nhất giữa 2 nước.

Hôm đó là ngày 15/4/1969, sau 200 chuyến bay do thám trót lọt, chiếc phi cơ EC-121 của Mỹ cất cánh từ một căn cứ phía đông Nhật Bản, bay theo hướng tây bắc về bờ biển Triều Tiên để thực hiện nhiệm vụ có mật danh Deep Sea 129.

Nhóm quân nhân Mỹ gồm 31 người trên chiếc EC-121 hy vọng, họ sẽ an toàn miễn là vẫn ở trong không phận quốc tế. “200 chuyến bay do thám như vậy diễn ra suôn sẻ trong 3 tháng đầu năm 1969”, Đại úy Hải quân Mỹ Dave Wright nhớ lại.

Tuy nhiên Triều Tiên luôn khó chịu với hành động do thám của Mỹ. Chính vì thế Bình Nhưỡng đã lên kế hoạch tỉ mỉ để bắn hạ máy bay do thám nhằm dằn mặt Mỹ. Ở thời điểm vụ việc xảy ra, chiếc EC-121 hoạt động cách bờ biển Triều Tiên 120km. Vào lúc 12 giờ 30 phút, những tiêm kích MiG-21 của Triều Tiên cất cánh.

Máy bay MiG-21, đối thủ bắn hạ phi cơ EC-121 của Mỹ.

Máy bay MiG-21, đối thủ bắn hạ phi cơ EC-121 của Mỹ.

Radar của Mỹ ở Hàn Quốc phát hiện thấy điều bất thường và phát đi cảnh báo, nhưng phi hành đoàn trên chiếc EC-121 dường như không nhận được tín hiệu. Chính vì thế khiến chiếc EC-121 mãi mãi không trở về.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng Triều Tiên đã lên kế hoạch từ trước, âm thầm theo dõi hoạt động của chiếc máy bay do thám, cũng như điều tiêm kích đánh chặn đến gần bờ biển nơi máy bay Mỹ bay qua. Trong khoảnh khắc định mệnh đó, một chiếc MiG-21 bay ở phía sau để cảnh giới, cách máy bay Mỹ 104km. Chiếc thứ hai áp sát EC-121, phóng tên lửa và nhanh chóng quay trở về.

Sau khi vụ việc xảy ra, Bình Nhưỡng tuyên bố bắn rơi máy bay Mỹ, nói “phi cơ này có hành động gây hấn, tiến vào sâu trong không phận Triều Tiên”. Tổng thống Mỹ Nixon khi đó nổi giận đến mức “đặt sẵn tay vào nút bấm hạt nhân”.

Máy bay do thám SR-71 của Mỹ

Máy bay do thám SR-71 của Mỹ

Sau sự kiện này Triều Tiên còn phóng tên lửa nhằm tiêu diệt máy bay do thám SR-71 cũng của Mỹ vào năm 1981, nhưng lần này họ lại không thành công.