Triều Tiên "lấy đâu ra" hàng loạt khí tài hiện đại đến vậy?

ANTD.VN - Các loại xe tăng, tàu chiến, máy bay hay pháo phản lực của Triều Tiên đều có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc Liên-xô và được sản xuất trong những năm 1980, thậm chí sớm hơn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Triều Tiên liên tiếp cho ra mắt các loại vũ khí hiện đại chưa từng thấy, điều làm nhiều người đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của các thiết bị quân sự này. 
Triều Tiên
Sau chiến tranh Triều Tiên – Hàn Quốc (1950 – 1953), quân đội Triều Tiên được trang bị lại nhờ các vũ khí đến từ Trung Quốc và Liên-xô. Những chiếc xe tăng T-34 được thay thế bằng loại T-55 và T-62 của Liên-xô vào những năm 1960.
Triều Tiên
Đến những năm đầu thập niên 1970, Triều Tiên mua cả một hạm đội 77 tàu ngầm lớp Romeo của Trung Quốc.
Triều Tiên
Một trong những thỏa thuận mua bán vũ khí lớn khác của Triều Tiên đó là 17 máy bay tiêm kích MiG-29 và 36 máy bay Su-25 từ Nga.
Triều Tiên
Sau khi Liên-xô tan rã vào năm 1991, Triều Tiên mất đi một đối tác có thể cung cấp vũ khí một cách dễ dàng và liên tục. Điều này thể hiện qua việc loại xe tăng mới nhất của nước này vẫn chỉ dựa theo T-62, trong khi tàu ngầm lớp Romeo dù đã quá cũ kĩ vẫn được sử dụng.
Triều Tiên
Tuy nhiên, gần đây, Triều Tiên lại liên tiếp công bố hình ảnh hoặc thử nghiệm các loại vũ khí hiện đại mới, khác biệt hẳn với kho vũ khí đã lỗi thời mà thế giới biết đến. (Hình ảnh Triều Tiên phóng một tên lửa chống hạm giống với Kh-35 của Nga)
Triều Tiên
Một trong số đó có thể kể đến loại tên lửa chống hạm sao chép mẫu Kh-35 Uran của Nga. Kh-35 có tầm bắn vào khoảng 105km, mang đầu đạn nổ nặng gần 150kg và dẫn đường bằng radar. Với tốc độ cận thanh, nó được đánh giá mạnh ngang như tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ. (Hình ảnh vũ khí chống hạm mới của Triều Tiên được ra mắt trong duyệt binh)
Triều Tiên
Tên lửa sao chép Kh-35 của Triều Tiên xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 6-2014 trong một đoạn video ngắn. Đến hôm 7-6, Triều Tiên tiếp tục phóng 4 tên lửa giống như vậy từ xe chở lưu động trên bộ ra biển Nhật Bản.
Triều Tiên
Một loại vũ khí khác của Triều Tiên cũng khiến thế giới bất ngờ đó là hệ thống tên lửa phòng không Pongae-5. Loại vũ khí này có hình dáng giống với tên lửa S-300 của Nga hoặc HQ-9 của Trung Quốc. (Ảnh Pongae-5 tại lễ duyệt binh hồi tháng 4-2017 tại Bình Nhưỡng)
Triều Tiên
Pongae-5 được cho là cũng có một radar mảng pha tương tự như loại được lắp đặt cho S-300, làm nhiệm vụ phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực.
Triều Tiên
Triều Tiên đã tiến hành phóng thử Pongae-5 vào hôm 24-5 vừa qua và tuyên bố rằng, các lỗi kỹ thuật trước đây của hệ thống này đã hoàn toàn được khắc phục, và hệ thống đã sẵn sàng hoạt động. (Hình ảnh Triều Tiên phóng thử Pongae-5)
Triều Tiên
Cuối cùng, một loại vũ khí khác của Triều Tiên cũng gây sự chú ý, đó là pháo phản lực phóng loạt mới có tên gọi KN-09. Hệ thống này bao gồm 8 ống phóng chở trên xe tải quân sự HOWO 6×6. Theo nhiều chuyên gia, việc xuất hiện của các cánh điều chỉnh cho thấy, đạn pháo có thể được dẫn đường bằng định vị vệ tinh, vô cùng chính xác.
Triều Tiên
Vậy những loại vũ khí này từ đâu mà có? Các chuyên gia quân sự đã đưa ra một số giả thuyết khác nhau. (Ảnh pháo phản lực KN-09)
Triều Tiên
Giả thuyết đầu tiên là Triều Tiên có thể đã liên hệ được với các nhà khoa học từng làm việc cho Liên-xô để thuê họ làm việc cho mình. Triều Tiên khó có thể làm được điều này vào những năm 1990 do kinh tế khó khăn, nhưng đến nay, nó đã trở nên khả thi hơn. (Ảnh pháo phản lực KN-09 với tên lửa được đặt trong ống phóng)
Triều Tiên
Một giả thuyết khác đó là, Triều Tiên đã nhận được các công nghệ quân sự này qua một bên thứ 3. Tên lửa chống hạm giống Kh-35 có thể đến từ Myanmar, nước từng có quan hệ rất thân thiết với Triều Tiên và đang sở hữu loại tên lửa này của Nga. Trong khi đó, Pongae-5 có thể được chế tạo dựa trên công nghệ của tên lửa S-300 có tại Syria hay nhờ hệ thống A-100 của Trung Quốc mà Pakistan từng mua.
Triều Tiên
Giả thuyết cuối cùng đó là những vũ khí mà Triều Tiên đang do chính Nga và Trung Quốc cung cấp một cách bí mật. Giả thuyết này cũng rất khó chứng minh, khi việc Trung Quốc và Nga bán vũ khí cho một quốc gia luôn sẵn sàng chiến tranh với Hàn Quốc và Mỹ là điều nguy hiểm về mặt chính trị.
Triều Tiên
Có thể nói,Triều Tiên đang cho thấy rằng, họ luôn biết cách đạt được điều mình muốn. Việc Triều Tiên đã có thể sản xuất được vũ khí hiện đại chứng minh quốc gia này có đủ nhân lực, vật lực và tài lực để đảm bảo sự sinh tồn cũng như phát triển của mình trong tương lai.
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên
Triều Tiên