[ẢNH] Tuyên bố "rắn" của ông Putin là cơ hội vàng để Ukraine tái trang bị vũ khí hạt nhân?

ANTD.VN -  Những tuyên bố "rắn" của Tổng thống Nga Putin về sự đáp trả với Ukraine nếu nước này có ý định tấn công miền Đông phải chăng là chất xúc tác để Kiev tái triển khai vũ khí hạt nhân?
[ẢNH] Tuyên bố
Từ khi cuộc xung đột tại Ukraine nổ ra tới nay, Quân đội Nga luôn phủ nhận sự liên quan của mình khi cho rằng không có bất cứ người lính hay vũ khí Nga nào được triển khai tại hai nước cộng hòa Donestsk và Donbass tự xưng.
[ẢNH] Tuyên bố
Tuy nhiên phía Ukraine cáo buộc rằng khó tin được những người được gọi là dân quân bao gồm công nhân, thợ máy bình thường lại có thể lái xe tăng thuần thục, chỉ điểm pháo binh... một cách chính xác và chuyên nghiệp đến vậy.
[ẢNH] Tuyên bố
Và mới đây đây trong cuộc trả lời phỏng vấn về nguy cơ Quân đội Ukraine sẽ tổ chức cuộc tấn công vào miền Đông ngay trong thời gian diễn ra World Cup đã có diễn biến đáng chú ý.
[ẢNH] Tuyên bố
Tổng thống Putin đã cảnh báo sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ nhất tới mức "Sẽ chấm dứt tất cả", cho thấy Nga đã không còn e ngại che giấu việc sẽ có hành động quân sự với Ukraine.
[ẢNH] Tuyên bố
Quân đội Ukraine thời gian qua đã có những bước tiến rất mạnh mẽ, tuy nhiên nếu so sánh với người láng giềng hùng mạnh bên cạnh thì sự chênh lệch vẫn là vô cùng lớn.
[ẢNH] Tuyên bố
Thậm chí kể cả khi nhận thêm vũ khí viện trợ từ Mỹ và NATO như tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin thì họ cũng khó mà đủ sức chặn các binh đoàn xe tăng Nga vượt biên giới.
[ẢNH] Tuyên bố
Để đối đầu một đối thủ vượt trội về mọi mặt, có lẽ bài học của Triều Tiên là điều mà Ukraine không thể bỏ qua, đó là muốn ngăn một cuộc xâm lược thì bắt buộc phải có vũ khí hạt nhân để phục vụ mục đích phòng thủ.
[ẢNH] Tuyên bố
Trong sự kiện cuộc chiến 5 ngày diễn ra tại Gruzia hồi năm 2008 đã xảy ra tình huống vẫn được nhắc tới vào thời điểm hiện tại.
[ẢNH] Tuyên bố
Khi đó Quân đội Nga vẫn chưa được cải tổ như hiện nay, trước nguy cơ phải đón tiếp biện pháp trợ giúp chính quyền Tbilisi từ phía NATO, Moskva đã ngay lập tức chất vũ khí hạt nhân lên Tu-160 và thực hiện các chuyến bay trực chiến.
[ẢNH] Tuyên bố
Chính điều này đã khiến NATO phải ngưng mọi hoạt động quân sự của mình bất chấp khi đó họ mạnh hơn hẳn Nga. Đây là điều mà có lẽ chính quyền Kiev sẽ phải tham khảo.
[ẢNH] Tuyên bố
Theo đánh giá từ các chuyên gia quân sự, Ukraine là nước có tiềm lực hạt nhân rất lớn nhờ sự kế thừa vô số phương tiện cũng như thành tựu từ thời Liên Xô.
[ẢNH] Tuyên bố
Tuy rằng đã giải giáp vũ khí hủy diệt hàng loạt nhưng nếu cần thiết thì Kiev sẽ khôi phục lại chúng trong thời gian rất nhanh chóng.
[ẢNH] Tuyên bố
Mặc dù phải chịu sức ép từ phương Tây về việc cấm tái sở hữu, nhưng đứng trước nguy cơ tồn vong của đất nước thì Kiev sẽ cần cân nhắc.
[ẢNH] Tuyên bố
Đặc biệt khi theo đánh giá sự hỗ trợ của phương Tây sẽ khó mà đáp ứng nổi, việc Ukraine khôi phục vị thế một quốc gia hạt nhân là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
[ẢNH] Tuyên bố
Vũ khí hạt nhân của nước Nga thường được mang ra làm "con ngáo ộp" đe dọa phương Tây, nhưng nếu sát vách họ có một cường quốc hạt nhân khác sẵn sàng "chơi tất tay" thì liệu Moskva có dám "chơi rắn"?
[ẢNH] Tuyên bố
Đây là điều mà chính quyền Kiev chắc chắn phải tính đến, và sau lời tuyên bố thẳng băng của Tổng thống Putin gần đây có lẽ chính là chất xúc tác mạnh nhất để Ukraine quay lại với vị thế của một cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới.
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố
[ẢNH] Tuyên bố