[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh

ANTD.VN - Hiện nay trong khi Nga liên tiếp cho ra đời các mẫu tàu tên lửa tấn công nhanh thế hệ mới thì đối thủ chính của họ là Hải quân Mỹ hầu như không có sản phẩm tương xứng, liệu có phải Hoa Kỳ không có khả năng sản xuất phương tiện đặc biệt này?
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Hải quân Mỹ là một lực lượng viễn dương, cho nên họ hầu như chỉ chú trọng vào việc đóng mới các chiến hạm cỡ lớn để hoạt động xa bờ mà bỏ qua mảng tàu chiến nhỏ phục vụ mục đích phòng thủ.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Tuy nhiên đó chỉ là hiện tại, còn trong quá khứ người Mỹ cũng đã thiết kế và sản xuất một lớp tàu tên lửa tấn công nhanh với kết cấu cánh ngầm cực kỳ độc đáo mang tên Pegasus.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Pegasus là lớp tàu tên lửa cánh ngầm (PHM) cỡ nhỏ được thiết kế cho Hải quân Mỹ để triển khai hoạt động trong vùng Biển Bắc và Biển Baltic.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Mục đích chế tạo Pegasus để sử dụng như lực lượng phản ứng nhanh của NATO nhằm chống lại số lượng lớn các tàu tấn công nhanh lớp Osa và Komar của khối quân sự Warsaw.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Yêu cầu chế tạo một lớp tàu như vậy được Hải quân Mỹ đặt ra từ cuối thập niên 1960, họ kết luận sử dụng kết cấu cánh ngầm cho con tàu sẽ là tối ưu.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Đô đốc Elmo Zumwalt - Tư lệnh Tác chiến của Hải quân Mỹ vào thập niên 1970 muốn tăng số lượng tàu mặt nước trong khi vẫn phải đảm bảo chi phí hợp lý, cho nên phương án đóng tàu cỡ nhỏ là lựa chọn duy nhất.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Vị Đô đốc Hải quân Mỹ đã hậu thuẫn mạnh mẽ cho chương trình tàu tên lửa cánh ngầm cỡ nhỏ Pegasus và đề xuất nó như một tiêu chuẩn của khối quân sự NATO.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Hai nguyên mẫu tàu tên lửa Pegasus đầu tiên được chế tạo trong năm 1972. Ngoài Mỹ, Hải quân Đức cùng Italia cũng quyết định tham gia dự án, còn Hải quân Hoàng gia Anh và Canada đóng vai trò quan sát viên nhằm đánh giá thêm.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Pegasus có lượng giãn nước đầy tải 237,2 tấn; chiều dài 40 m; chiều rộng 8,5 m; thủy thủ đoàn chỉ 21 người.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Ở chế độ chạy thường, 2 động cơ diesel tăng áp MTU của Mercedes-Benz có tổng công suất 1.600 mã lực (1.193 kW) kết hợp với hệ thống đẩy phản lực nước cho tốc độ tối đa khá khiêm tốn là 12 hải lý/h (22 km/h).
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Tuy nhiên khi hoạt động ở chế độ sử dụng cánh ngầm, tàu sử dụng động cơ turbine khí General Electric LM2500 của Mỹ công suất 18.000 mã lực (13.423 kW), cho tốc độ lớn nhất lên tới 48 hải lý/h (89 km/h).
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Vũ khí trang bị của lớp Pegasus bao gồm 8 tên lửa hành trình chống hạm RGM-84 Harpoon có tầm bắn 124 km bố trí trong 2 cụm 4 ống phóng phía đuôi, ngoài ra tàu còn có 1 pháo bắn nhanh OTO Melara Mk 75 cỡ 76,2 mm.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Trên chiếc Pegasus đầu tiên mang số hiệu PHM-1 thì radar điều khiển hỏa lực là loại Mk 94 Mod 1, trong khi 5 chiếc còn lại tiến hành thay thế bằng radar Mk 92 Mod 1.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Pegasus là một thiết kế được đánh giá thành công, mặc dù vậy sau khi Đô đốc Zumwalt về hưu, Hải quân Mỹ đã thay đổi học thuyết và dồn phần lớn ngân sách cho việc đóng những tàu chiến lớn hơn.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Dự án chế tạo tàu tên lửa cánh ngầm Pegasus bị chấm dứt khi mới có 6 chiếc được hoàn thành trong giai đoạn 1973 - 1982, trong khi kế hoạch là Hải quân Mỹ sẽ nhận tới 30 chiếc, Hải quân Đức 10 chiếc và 4 cho Italia.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng thiết kế của chiếc Pegasus là đi trước thời đại khá xa, cho nên những nhận xét cho rằng Hải quân Mỹ không biết thiết kế tàu tên lửa tấn công nhanh là hoàn toàn sai lầm.
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh
[ẢNH] Sự thật về việc Mỹ không biết chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh