[ẢNH] "Nghĩa địa máy bay" lớn nhất châu Âu có sánh ngang được với Mỹ?

ANTD.VN - Khi nhắc tới “nghĩa địa máy bay” thì hầu như mọi người đều nhớ tới căn cứ không quân Davis-Monthan của Mỹ, tuy nhiên tại châu Âu cũng có một khu vực tương tự nằm trên đất Pháp.

 

[ẢNH]
Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới nằm trên sa mạc khô cằn ở căn cứ Không quân Davis-Monthan, ngoại ô thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ, nơi đây có tới 4.000 máy bay các loại nằm chờ xử lý.
[ẢNH]
Những máy bay còn có khả năng tiếp tục khai thác sẽ được bọc kín nhằm tránh ảnh hưởng thời tiết, trong khi số đã "giải ngũ" hoàn toàn sẽ nằm ở một khu riêng chờ tháo dỡ bán sắt vụn.
[ẢNH]
Tuy nhiên ít ai biết rằng ở châu Âu có một khu vực tương tự với tên gọi "La Casse Mirage", đây là nơi lưu giữ hàng trăm máy bay từng phục vụ trong Không quân Pháp (Armée de l’Air).
[ẢNH]
Trong số những máy bay nằm đây có các phiên bản tiêm kích Dassault Mirage, cường kích Sepecat Jaguar, vận tải cơ hạng nhẹ Transall C-160, máy bay huấn luyện phản lực Fouga CM.170 Magister cùng nhiều chủng loại khác.
[ẢNH]
Khác biệt cơ bản giữa La Casse Mirage với Davis-Monthan đó là những máy bay được đưa tới đây đều đã khai thác hết vòng đời, chúng không còn cơ hội quay trở lại bầu trời và sẽ bị tháo dỡ.
[ẢNH]
Máy bay nằm ở khu vực này hầu như chỉ còn lại bộ khung, hệ thống điện tử hàng không, vũ khí cùng nhiều bộ phận khác đã bị tháo bỏ hoàn toàn.
[ẢNH]
Có thể nhận thấy rất rõ tình trạng trên qua những mảnh vỡ vương vãi khắp nơi của những chiến đấu cơ một thời làm nên tên tuổi cho Không quân Pháp.
[ẢNH]
Buồng lái của một chiếc tiêm kích Mirage đã bị loại biên, có thể nhận thấy ghế ngồi, bảng điều khiển, cần lái... đã bị "rút ruột" hoàn toàn.
[ẢNH]
Cánh chính, cánh đuôi, càng đáp... cùng nhiều bộ phận khác của tiêm kích Mirage sau khi bị tháo dỡ nằm vương vãi khắp nơi, cảnh tượng trông thật hoang tàn.
[ẢNH]
Có một số máy bay ở trong tình trạng tốt hơn nhiều so với những chiếc khác, tuy nhiên chúng hoàn toàn không có khả năng quay lại bầu trời.
[ẢNH]
Quy mô Không quân Pháp chỉ ở mức vừa phải so với Mỹ, họ không phải sản xuất nhiều máy bay để dự trữ hay cung cấp cho đồng minh như Washington.
[ẢNH]
Do vậy không có tình trạng máy bay Pháp được đưa tới đây khi vẫn còn sử dụng được để chờ tái xử lý như máy bay thuộc biên chế Không quân Mỹ.
[ẢNH]
Mặc dù vậy, một số máy bay vẫn sẽ có phận may mắn hơn những chiếc khác nếu chúng được viện bảo tàng nào đó mang nhận về tân trang để phục vụ trưng bày.
[ẢNH]
Người chụp những bức ảnh này, nhà báo Martin Briquet cho biết khu vực sân bay quân sự này đã bị đóng cửa từ năm 1997 và hiện trong tình trạng bỏ hoang, bất chấp về lý thuyết nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội.
[ẢNH]
Tuy rằng trông rất lặng lẽ, hoang tàn, không thấy biểu hiện sức sống nhưng địa điểm này vẫn được tính là một căn cứ quân sự đang hoạt động.
[ẢNH]
Quá trình xử lý, tái chế số lượng máy bay khổng lồ nằm tại đây là nhiệm vụ không hề dễ dàng, sẽ đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối lâu dài.
[ẢNH]
Tác giả những bức ảnh cho biết không nhiều người có may mắn được đi dạo giữa hàng dài chiến đấu cơ từng một thời làm mưa làm gió trên bầu trời, hình ảnh về "nghĩa địa máy bay" khổng lồ này sẽ đủ sức làm mê hoặc nhiều nhà thám hiểm khác.
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]
[ẢNH]