Do giáo dục cả thôi

ANTD.VN - Sang Singapore tôi ít thấy các khẩu hiệu vô bổ, nhàm chán. Thay vào đó là câu Please queue (Hãy xếp hàng). Sao họ lại coi trọng chuyện xếp hàng hơn cả việc kêu gọi lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc hay sinh đẻ có kế hoạch nhỉ?

- Người dân và chính quyền nơi đây rất thiết thực. Họ coi việc xếp hàng như là tiền đề của mọi vấn đề đạo đức xã hội khác. Với họ, người biết xếp hàng là người có ý thức, có trách nhiệm với cộng đồng. Nó còn là biểu hiện của đức khiêm nhường, tôn trọng bản thân và người khác.

- Thì ra là vậy. Dưới thời bao cấp, cái gì cũng thiếu nhưng người dân không bao giờ chen ngang, luôn nhường nhịn người tàn tật, người già, trẻ em. Còn bây giờ thì khác. Thanh niên ngồi nhổ râu cho nhau trên xe buýt mặc kệ cụ già run rẩy đứng cạnh. Vào giờ tan tầm thì ô tô, xe máy mạnh ai nấy đi. Sao căn bệnh này diễn ra ngày càng trầm trọng thế nhỉ?

- Do giáo dục mà ra cả thôi. Chính vì nhận thức được hậu quả của tình trạng hỗn mang này mà tại một số trường đại học ở TP.HCM, bài học đầu tiên họ dạy cho sinh viên là phải biết xếp hàng, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi.

- Nếu dạy những cái đó nhiều quá thì còn thời gian đâu dạy kiến thức?

- Bác Hồ đã nói rồi, người có tài mà không có đức cũng là người vô dụng. Chính vì thấm nhuần lời dạy này mà một thời gian dài tư cách đạo đức cán bộ rất cao, được nhân dân nể phục, tin yêu. Đã đến lúc ngành giáo dục cần bỏ bớt những kiến thức cao siêu, thay vào đó là những bài học dạy làm người. Làm được điều đó, tôi tin là mọi nhiễu nhương trong xã hội sẽ tự biến mất.

Tin cùng chuyên mục